Từ Hi Thái hậu từng vay 100.000 lượng bạc khi tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, cách trả nợ 'có 1-0-2'

08/01/2024 16:01:29

Cuối thời nhà Thanh, Trung Hoa rơi vào tình trạng hỗn loạn nội bộ và ngoại loạn. Trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này, câu chuyện về Từ Hi Thái hậu và gia đình thương nhân họ Kiều ở Sơn Tây khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Ngày 15/8/1900, năm Canh Tý, Từ Hi Thái hậu và Hoàng đế Quang Tự cùng Hoàng thân quốc thích vội vàng rời khỏi kinh thành, chạy trốn về phía Tây trong tiếng đạn pháo của Liên quân tám nước. Bắc Kinh rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng thấy.

Trong hành trình bỏ chạy kéo dài nhiều tháng, thiếu tiền trở thành vấn đề lớn. Khối tài sản khổng lồ của Hoàng gia đã giảm đi đáng kể bởi chiến tranh. Thái hậu phải tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và cuối cùng tầm ngắm của bà đổ dồn vào gia đình họ Kiều ở Sơn Tây.

Từ Hi Thái hậu từng vay 100.000 lượng bạc khi tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, cách trả nợ 'có 1-0-2'
Trong thời gian Từ Hi trốn thoát, thiếu tiền trở thành vấn đề lớn

Họ Kiều với tư cách là người đứng đầu trong số các thương gia Sơn Tây, nổi tiếng với nguồn tài chính dồi dào và danh tiếng tốt. Do tình thế cấp bách, Từ Hi Thái hậu đã cử một sứ giả đáng tin cậy đến Kiều gia xin hỗ trợ tài chính.

Sau khi biết được tình hình cụ thể của Từ Hi Thái hậu, gia đình họ Kiều bày tỏ sự cảm thông sâu sắc. Họ không chỉ quyên góp 3.000 lượng bạc mà còn dùng sức ảnh hưởng của mình để thuyết phục các thương nhân khác tham gia gây quỹ. Chẳng bao lâu sau, số lượng bạc cần thiết đã đủ 100.000 lượng.

Được giúp đỡ tận tình, Từ Hi Thái hậu đã hỏi Kiều gia muốn phần thưởng gì. Nhà họ Kiều không yêu cầu chức quan hay vàng bạc mà chỉ muốn chữ viết tay "Phúc chủng lang hoàn" do chính Từ Hi viết. 4 chữ này có nghĩa là một xứ sở thần tiên may mắn.

Từ Hi Thái hậu từng vay 100.000 lượng bạc khi tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, cách trả nợ 'có 1-0-2' - 1
Nhờ sự giúp đỡ của nhà họ Kiều ở Sơn Tây, Từ Hi Thái hậu đã qua được kiếp nạn này

Sự lựa chọn này của Kiều gia đầy khôn ngoan và có tầm nhìn xa, không chỉ tránh được rủi ro chính trị mà còn khéo léo nâng danh tiếng, ảnh hưởng của gia tộc lên.

Sau khi Từ Hi trở về Bắc Kinh, bà đã cử người giao đến một tấm bảng có khắc 4 chữ "Phúc chủng lang hoàn". Tấm bảng này vẫn được treo trong sân nhà họ Kiều, chứng kiến giai đoạn lịch sử này.

Chữ viết tay "Phúc chủng lang hoàn" của Từ Hi thể hiện sự tôn trọng của gia đình họ Kiều với bà, đồng thời thể hiện trí tuệ kinh doanh và địa vị xã hội của họ.

Kiều gia không theo đuổi lợi ích trước mắt mà chọn chiến lược lâu dài, ổn định hơn. Vào thời điểm đó, chữ viết tay của hoàng gia có giá trị hơn nhiều so với một phần thưởng vật chất. Nó không chỉ là biểu tượng danh dự mà còn phản ánh địa vị xã hội.

Minh Ngọc (SHTT)