'Trút hơi thở cuối cùng là gì', khi nào thì con người thực sự 'hồn lìa khỏi xác'

27/05/2023 14:32:57

Trong ngôn ngữ dân gian ở Việt Nam, "trút hơi thở cuối cùng" được coi như cách nói khác của từ chết. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, việc "trút hơi thở cuối cùng" chỉ là giai đoạn các bộ phận trên cơ thể đã hoàn toàn ngừng hoạt động ngoại trừ cơ quan duy nhất là não bộ.

Theo các nhà khoa học, nhiều thứ kỳ lạ và tuyệt vời vẫn diễn ra trong não bộ ngay khi một người vừa chết. Vậy quá trình một người khi đang ở giai đoạn hấp hối cho đến lúc đã 'bước sang thế giới bên kia' sẽ phải trải qua những gì. Điều này đã được các chuyên gia trong việc nghiên cứu não bộ, nơi được coi là quyết định cho việc một "linh hồn đã rời khỏi xác hay chưa".

Thời điểm cận kề cái chết, não bộ của chúng ta sẽ làm những gì

Theo các nhà khoa học Mỹ, trạng thái được gọi là "Hoàn toàn tỉnh táo" là việc con người trải qua trước khi bước vào giai đoạn được gọi là "tử vong". Từ việc nhìn thấy những ánh sáng trắng tới những cảm xúc ngoài cơ thể, hoặc cảm giác cuộc sống đang lướt qua trước mắt, những trải nghiệm được thuật lại bởi những người cận kề cái chết là rất phố biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quá trình này ở người là một thử thách, và những điều họ trông thấy vẫn còn nhiều điều chưa rõ.

Để tìm hiểu rõ hơn, các nhà khoa học tại đại học Michigan đã theo dõi 9 con chuột sắp chết. Trong khoảng 30 giây sau khi tim của chúng ngừng đập, họ đã đo được sự gia tăng mạnh mẽ các xung não tần số cao, được gọi là sự dao động gamma. Những xung này là một trong những đặc tính nơron mà được cho là tạo ra sự tỉnh táo ở con người, nhất là khi chúng giúp họ “kết nối” thông tin từ các phần khác nhau trên não. Ở chuột, mức xung điện được ghi nhận ở những con vật bị ngừng tim còn cao hơn ở những con vật còn tỉnh táo và khỏe mạnh.

'Trút hơi thở cuối cùng là gì', khi nào thì con người thực sự 'hồn lìa khỏi xác'
Các nhà khoa học cho rằng việc người sắp chết nhìn thấy ánh sáng, đường hầm, hay linh hồn rời khỏi xác là do sự suy yếu của não, chứ không phản ảnh thế giới bên kia.

Một người đàn ông trượt chân và rơi xuống thác nước. Giây phút cận kề cái chết, anh thấy ký ức cuộc đời chạy qua trước mắt. Được em trai kịp bắt lấy, người đàn ông may mắn sống sót song không thể quên "khoảnh khắc siêu thực" ấy. "Nó giống như một đoạn phim chuyển động chậm, mọi thứ lướt qua trí óc tôi. Đó là lần đầu tiên nó xảy ra và đến giờ tôi vẫn ớn lạnh khi nghĩ tới", người đàn ông giấu tên viết trên trang Reddit.

Theo News, trải nghiệm trên không hề xa lạ. Dù ngoài đời thật hay trên phim ảnh, chúng ta hầu hết đã nghe về nó. Giờ đây, khoa học chỉ ra hiện tượng ký ức tua lại trước thời khắc ra đi là có thật.

Viết trên tờ Consciousness and Cognition, nhóm tác giả lý giải ký ức được lưu giữ tại thùy trán, thùy thái dương trung gian và thùy đỉnh. Đây là những phần cuối cùng của bộ não vẫn tiếp tục hoạt động khi con người đến gần cái chết. Đặc biệt, vài tình nguyện tiết lộ những kỷ niệm sống lại qua lăng kính một cá nhân liên quan chứ không phải chính họ. "Tôi cảm nhận được tâm tư của bố. Ông chia sẻ với tôi về tuổi thơ cùng nỗi khổ", một người nói.

'Trút hơi thở cuối cùng là gì', khi nào thì con người thực sự 'hồn lìa khỏi xác' - 1
Ký ức của con người được lưu giữ ở những phần cuối cùng của bộ não vẫn tiếp tục hoạt động khi con người đến gần cái chết.

Bên cạnh 7 tình nguyện viên, các nhà khoa học còn tiến hành khảo sát trên Internet và nhận thấy hiện tượng tua lại ký ức là "một cơ chế nhận thức thần kinh thường thấy" hay sự quy tụ những quá trình tâm thần diễn ra hàng ngày. Đó không phải phản ứng thần bí của não bộ và sẽ xảy ra với gần như tất cả chúng ta lúc sắp lìa đời.

Những hiện tượng kỳ lạ xảy ra với não bộ khi con người "đã chết"

Theo các nhà khoa học, nhiều thứ kỳ lạ và tuyệt vời vẫn diễn ra trong não bộ ngay khi một người vừa chết. 

Jimo Borjigin, tiến sĩ thần kinh học tại Đại học Michigan, Mỹ, cho biết: "Nhiều người cho rằng não sau khi chết lâm sàng sẽ không hoạt động hoặc hoạt động hạn chế. Tuy nhiên, điều đó không chính xác. Qua thử nghiệm với những con chuột, chúng tôi nhận thấy não bộ hoạt động nhiều hơn ngay cả khi cái chết diễn ra".

Các nhà khoa học cho rằng một số người nhận thức được cái chết là bởi vì ý thức của họ khi đó vẫn tiếp tục hoạt động, dù cơ thể không có dấu hiệu của sự sống. Theo đó, bác sĩ Sam Parnia, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chăm sóc đặc biệt tại Trường Y khoa NYU Langone ở thành phố New York, Mỹ, đã thực hiện phỏng vấn và xem xét về những kinh nghiệm cận tử và trải nghiệm bên ngoài cơ thể.

'Trút hơi thở cuối cùng là gì', khi nào thì con người thực sự 'hồn lìa khỏi xác' - 2
Não bộ có thể hoạt động một thời gian ngắn sau khi tim ngừng đập. Ảnh: Getty

Ông Parnia và các cộng sự đang tiến hành nghiên cứu đối với người từng trải qua trạng thái chết lâm sàng, tim đã ngừng đập nhưng sau đó được cứu sống trở lại. Đây được coi là nghiên cứu lớn nhất liên quan đến vấn đề này từng được thực hiện. Trong số hơn 100 người "hồi sinh" từng bị ngừng tim, 46% vẫn còn lưu giữ ký ức về cái chết của họ, chủ yếu tập trung vào một số chủ đề phổ biến như ánh sáng, gia đình và nỗi sợ hãi. Thậm chí, hai trong số các bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ có thể nhớ và nhận thức được về các sự kiện liên quan đến hoạt động hồi sức sau khi họ chết lâm sàng.

Bác sĩ Parnia chia sẻ với The National Post: "Chúng tôi biết rằng não không thể hoạt động được khi trái tim ngừng đập, nhưng trong trường hợp này, nhận thức về ý thức của những người từng cận tử" đã tiếp tục hình thành tới 3 phút vào giai đoạn tim không còn đập nữa. Thông thường, não thường dừng hoạt động trong vòng 20 – 30 giây sau khi tim ngừng đập".

'Trút hơi thở cuối cùng là gì', khi nào thì con người thực sự 'hồn lìa khỏi xác' - 3
Nhiều người kể lại về trải nghiệm cận tử. Ảnh minh họa

Nghe có vẻ kinh ngạc, nhưng đáng chú ý là hiện tượng này chỉ được báo cáo bởi 2% bệnh nhân, và chính Parnia thậm chí còn thừa nhận "giải thích đơn giản nhất đây có lẽ là ảo tưởng". Nghe có vẻ khác thường, nhưng chỉ có khoảng 2% bệnh nhân cho biết họ có trải nghiệm cận tử này. Bác Sĩ Parnia cũng cho rằng có lẽ đây chỉ là ảo tưởng của họ sau khi đã hồi sinh mà thôi. Theo các nhà thần kinh học, sự ảo tưởng đó có thể hình thành do phản ứng của thần kinh đối với những căng thẳng nhất thời khi tim ngừng đập.

Thực sự có hiện tượng "hồn lìa khỏi xác" khi đã "trút hơi thở cuối cùng" ?

Cho đến nay, nhiều sự mô tả về cõi âm đã được nhiều người chết đi sống lại tường thuật nhưng ít ai chịu tin, nhất là trong thời đại văn minh này. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là vấn đề này thu hút rất nhiều nhà sinh lý, tâm lý và các nhà khoa học. Những người này đang cố gắng gạt bỏ ra mọi ý nghĩ có tính cách mê tín dị đoan khi nghĩ về vấn đề của sự chết để có thể tự nhiên đón nhận và nghiên cứu các trường hợp liên quan tới cõi âm. Qua hàng ngàn hồ sơ, họ đã tìm hiểu, gom góp được một số sự kiện trên đoạn đường mà người chết đã đi qua sau khi trút hơi thở cuối cùng.

'Trút hơi thở cuối cùng là gì', khi nào thì con người thực sự 'hồn lìa khỏi xác' - 4
Ảnh: News.

Dĩ nhiên, những người này vì “lý do nào đó” đã hồi sinh, tạo nên cái gọi là “bằng chứng sống”. Theo lời thuật lại, thì cứ 120 nhân chứng có khoảng 23% cho thấy họ rơi vào một khoảng hun hút tối đen rồi thấy ánh sáng chan hòa. 16% thấy thoải mái tâm hồn như đang ở vào cảnh yên bình diệu vợi. Khoảng 40% cảm thấy mình như lìa khỏi xác để lơ lửng nhẹ nhàng vào quãng vô biên. Ngoài ra, theo các tài liệu thu thập có tính chính xác, các nhà nghiên cứu đã phân ra các trường hợp đáng quan tâm hơn, đó là sự miêu tả cảnh trí, người và vật ở bên kia thế giới.

Nhiều nhà nghiên cứu đã thẳng thừng bác bỏ những câu chuyện như vậy. Họ giải thích hiện tượng này là ảo giác, hình thành do các thay đổi trong não đang chết. Một số ý kiến nhận định cái chết bắt đầu với các cấu trúc mới hơn của não và kết thúc với các cấu trúc cũ hơn. Tuy nhiên, sự hồi sinh của não là một tiến trình đảo ngược mà ở đó các phần cũ hơn trong vỏ não sẽ hồi sinh đầu tiên. Chính vì vậy mà các bệnh nhân “thấy” được các đoạn đời trong cuộc sống trước đó của mình.

Nhờ những tiến bộ của y học hiện đại, các bác sĩ có khả năng hồi sinh những người đang trong giai đoạn đầu của cái chết - hiện tượng được đặt tên là trải nghiệm cận kề cái chết (NDE). Những “hình ảnh” hiện ra trước khi chết thực chất liên quan tới NDE, là do sự suy yếu của não, chứ không phải là bằng chứng về thế giới bên kia. Tuy nhiên, cách giải thích này còn có điều chưa thỏa đáng vì những ảo giác như vậy chỉ xảy ra khi não còn có một chức năng nào đó. Trong tình trạng không hoạt động, não giống như một máy tính bị tách rời khỏi các mạch điện, nó không thể gợi ảo giác và không làm được bất cứ điều gì.

Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ tuyên bố họ đã khám phá nguyên nhân tại sao nhiều người lại rời bỏ thân xác mình trong suốt thời gian chết lâm sàng. Họ nói rằng “cảm giác” ấy xuất phát từ một nếp cuộn trong vùng não bên phải sau khi bộ phận này thu thập thông tin từ các phần khác nhau của não để hình thành một ý tưởng về vị trí của thân xác. Một khi các tín hiệu thần kinh đi lệch đường, não sẽ vẽ lên một bức tranh méo mó làm cho bệnh nhân “thấy” chính họ như thể ở bên ngoài thân xác mình. Tuy nhiên, khi lý giải hiện tượng người mù có thể nhìn thấy những gì diễn ra trong phòng mổ vào thời khắc họ “đang chết”, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã… bó tay.

'Trút hơi thở cuối cùng là gì', khi nào thì con người thực sự 'hồn lìa khỏi xác' - 5
Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể khám phá được nhiều hơn bí ẩn trong não bộ của con người sau khi chết. Ảnh: Indiatimes

Rõ ràng, chưa có sự chứng minh hay bác bỏ nào một cách nghiêm túc đối với lý thuyết về sự sống hậu con người, bởi một lẽ đơn giản: chưa có ai quay về từ... “lãnh địa người chết” (cái chết lâm sàng không phải là cái chết cuối cùng). Nên nhớ rằng không phải tất cả các bệnh nhân thoát chết đều có thể nhớ lại những gì đã trải qua, khi họ không hề nhìn thấy gì đặc biệt. Thế nhưng, sau cái chết lâm sàng, nhiều người tuyên bố có cái nhìn khác về cuộc sống. Mặc dù không còn sợ cái chết nữa, song họ vẫn đánh giá cao cuộc sống và coi đó là món quà quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho mình…

Dù biết rằng não bộ của con người là sản phẩm tuyệt vời và "bí ẩn" nhưng việc nhớ chi tiết những gì xảy ra sau khi đã chết vẫn còn khiến các nhà khoa học tranh cãi và chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Họ hy vọng trong thời gian tới, bí ẩn này sẽ được hé mở thực sự.

QT (SHTT)

Nổi bật