Có tin cho biết Trung Quốc đang cải tiến máy bay chở khách C-919 thành máy bay săn ngầm để đưa tới Biển Đông nhằm khắc phục nhược điểm chống ngầm của họ.
Theo trang mạng Quân sự Sina, hiện nay Trung Quốc đã cho tiến hành bay thử nghiệm các máy bay chở khách cỡ lớn C-919 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt đẩy WS-20 từ đó đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo máy bay hai động cơ phản lực sử dụng trong tuần tra và chống ngầm.
Một số thông tin cho rằng lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận và tiến hành sử dụng thử nghiệm máy bay chống ngầm Gaoxin-6 (GX6) – loại máy bay được nghiên cứu và chế tạo trên cơ sở dự án sản xuất máy bay vận tải đa dụng Y-8 của Trung Quốc.
|
Chiếc GX6 của Trung Quốc.
|
Y-8 là loại máy bay được sản xuất theo hình mẫu chiếc A-12 của Liên Xô cũ, cho dù qua rất nhiều lần cải tiến nhưng vẫn tồn tại những hạn chế trong thiết kế và trong quá trình sử dụng, chẳng hạn điển hình như tốc độ của máy bay không thể đạt được mức lí tưởng.
Các thông số kĩ thuật cho thấy, tầm hoạt động của máy bay A-12 vào khoảng 5000 km. Tốc độ tối đa chỉ đạt 660km/h trong đó tốc độ khi tuần tra khoảng 500km/h. Chiếc GX6 cũng không có nhiều cải thiện so với nguyên mẫu A-12. Do vậy, so sánh với chiếc P-C3 của Mỹ thì các thông số của GX6 vẫn thấp hơn tương đối nhiều.
Tốc độ tối đa của chiếc P-3C là 760 km/h, tốc độ khi tuần tra đạt trên 600 km/h và tầm hoạt động là gần 9000 km, gấp gần 2 lần so với chiếc A-12. Trên thực tế, cự li hoạt động của chiếc GX6 là 5000 km, tốc độ khi tuần tra đạt 550 km/h, bán kính tác chiến của máy bay là gần 1500 km. Nếu tính toán chi tiết thì bán kính này có phạm vi bao phủ toàn bộ Biển Đông nhưng khi đem so sánh với máy bay P-3C hay P-8A của Mỹ thì vẫn không thể bằng được, bán kính tác chiến của 2 loại máy bay trên đạt trên 2200km. Trong điều kiện chiến đấu của máy bay tuần tra chống ngầm, bán kính tác chiến càng rộng thì càng đem lại nhiều lợi thế.
Nhìn vào những thông số kĩ thuật của chiếc GX6 thì thấy rằng loại máy bay này tương đối lạc hậu so với chiếc P-8A của Mỹ. Khi tính khoảng thời gian lúc máy bay cất cánh cho tới khi lên không trung và đạt bán kính kiểm soát 1000km thì chiếc P-8A chỉ cần 2h trong khi đó máy bay GX6 của Trung Quốc cần tới hơn 3h. Trong chiến đấu, khoảng thời gian này càng ít thì khoảng cách đối với mục tiêu càng được thu ngắn và điều đó là một lợi thế quan trọng quyết định tỉ lệ thành công trong việc tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm của máy bay. Đó cũng chính là lí do mà hiện nay các nước đều ưu tiên phát triển máy bay chống ngầm được trang bị thêm động cơ phản lực.
|
Máy bay chống ngầm P-8A của Mỹ. |
Do vậy, GX6 chỉ là giải pháp trong thời bình. Nếu lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc muốn tăng cường khả năng chống ngầm tầm xa thì cần phải phát triển một thế hệ mới các máy bay chống ngầm có cánh cố định.
Gần đây Trung Quốc cho công bố các thông số kĩ thuật của chiếc C-919 ER. Máy bay này dài 38,9m, độ dài sải cánh 35,8m, trọng lượng cất cánh lớn nhất của máy bay đạt 82 tấn, khi bay là 42 tấn. Tải trọng hàng hóa tiêu chuẩn là 16 tấn và lượng dầu máy bay có thể mang là 19 tấn. Tầm hoạt động của C-919 ER được tính toán vào khoảng 5500km so với quãng đường bay tiêu chuẩn là 4.075km. Đặc biệt phiên bản đầu tiên của chiếc máy bay này sử dụng động cơ phản lực LEAP-X1C do CFM International cung cấp với lực đẩy 12,5 tấn giúp nó tăng tốc độ tuần tra lên 800 km/h.
Với những thông số này thì chiếc C-919ER được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chiếc P-8A - máy bay được phát triển trên nền tảng máy bay Boeing 737-800 của Mỹ. Điều đó cho thấy Trung Quốc hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở chiếc C-919 ER để sản xuất được một thế hệ máy bay chống ngầm tầm xa mới mang động cơ phản lực.
Để cải tiến C-919 cho nhiệm vụ chống ngầm, đầu tiên phải nâng tầm hoạt động của nó từ 5500 km lên khoảng 8000 km. Ngoài ra còn có thể giảm trọng lượng kết cấu. Thông thường máy bay C-919 có 158 ghế. Mỗi ghế nặng 20 kg và được sắp xếp vào 2 cabin. Trên đường bay nội địa Trung Quốc, trọng lượng của hành khách cùng với hành lí của họ khoảng 90kg, ngoài ra dựa vào tỉ lệ giữa hành khách và tiếp viên là 30/1 thì với 158 hành khách sẽ cần 5 tiếp viên phục vụ. Như vậy, tổng tải trọng máy bay là khoảng 15 tấn.
|
Máy bay chở khách C-919 của Trung Quốc. |
Nhưng đối với máy bay chống ngầm thì lại khác, nó không cần có tải trọng lớn như của máy bay chở khách. Theo kinh nghiệm của giới chuyên gia Trung Quốc, các thiết bị cần thiết đối với máy bay chống tàu ngầm gồm có radar nặng khoảng 0,5- 0,6 tấn, hệ thống giám sát điện tử khoảng 0,4 tấn, trạm công tác chiến thuật nặng 100kg, hệ thống cảm ứng tia hồng ngoại nặng khoảng 100kg, hệ thống thông tin liên lạc và liên kết dữ liệu nặng khoảng 200kg, dây cáp và các thiết bị phụ trợ nặng 1 tấn, hệ thống cảnh báo tàu ngầm nặng khoảng 20kg và các thiét bị khác. Như vậy tổng trọng lượng của các bộ phận và thiết bị trên máy bay chống ngầm khoảng 7 tấn cộng với khoảng 5 tấn vũ khí là khoảng 12 tấn.
Khi đó tổng trọng lượng của máy bay lúc cất cánh là xấp xỉ 77 tấn, đem so sánh với máy bay C-919ER thì tổng trọng lượng của máy bay chống ngầm C-919 nhẹ hơn khoảng 5 tấn, cho nên có thể tăng lượng dầu mang được lên thành 24 tấn nhưng vẫn chưa bằng được máy bay P-8A. Do vậy theo các chuyên gia thì cần mở rộng trọng lượng khi cất cánh của máy bay nhiều nhất có thể, có thể là từ 77 tấn lên 86 tấn như của chiếc P-8A. Khi đó máy bay hoàn toàn có đủ khả năng tăng lượng dầu mang được lên thành 30 tấn và đảm bảo tầm hoạt động của C-919 có thể tiếp cận thậm chí ngang bằng với chiếc P-8A của Mỹ.
Ngoài ra cũng phải kể tới động cơ máy bay- một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành lên máy bay chống ngầm C-919. Có nhiều dự đoán nói rằng C-919 sẽ được sử dụng ở khu vực Biển Đông và các khu vực nhiệt đới, á nhiệt đới - những khu vực có nhiệt độ cao, khi đó máy bay yêu cầu cần có lực đẩy khi cất cánh tương đối lớn.
Từ kinh nghiệm sử dụng Y-8 trong quá khứ của Trung Quốc, đối với các khu vực như vậy, máy bay vận tải ít nhất phải có tỷ số lực đẩy trên khối lượng lúc cất cánh đạt trên 0,3, còn Y-9 thì tỉ lệ này khoảng 0,32. Nếu theo tính toán với giả thiết tổng trọng lượng của máy bay là 86 tấn thì lực đẩy máy bay lúc cất cánh phải ít nhất là 26 tấn tức là mỗi động cơ đơn cần tạo ra một lực đẩy nặng 13 tấn mà điều này nằm trong khả năng của động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy WS-20. Có một số thông tin cho rằng Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu và chế tạo động cơ phản lực WS-20 ở mức 15 tấn, nó được đánh giá là những bước đi chuẩn bị tất yếu cho việc phát triển máy bay phản lực C-919 trong tương lai của Trung Quốc.
Theo Phạm Xuân Lộc (Nguoiduatin.vn)