Từ xa xưa, mọi người đối với sinh lão bệnh tử đều cực kỳ xem trọng. Ở thời cổ đại, việc xây dựng lăng mộ lại càng được quan tâm đặc biệt. Điều này thể hiện chủ yếu ở bên trong lăng mộ của vua chúa hoặc quý tộc thời cổ đại. Ngày nay, các chuyên gia khai quật lăng mộ cổ thường sẽ tìm được rất nhiều vàng bạc, châu báu lẫn các văn vật từ thời xưa, chúng đều có giá trị lịch sử rất cao. Bởi vì người thời xưa luôn tin vào truyền thuyết luân hồi, đặc biệt thể hiện trong lăng mộ của các vị vua nên có vô số tang vật, thậm chí có người chôn cùng. Trong tất cả các lăng mộ thì đến nay lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn ẩn chứa nhiều bí mật nhất mà đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều dấu hỏi.
Người ta sẽ thường dễ nhớ đến người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực nhất. Trong đó, Tần Thủy Hoàng còn là vị hoàng đế đầu tiên của lịch sử phong kiến Trung Quốc nên lăng tẩm của ông cũng là vật rất đáng giá để nghiên cứu. Thế nhưng không biết xuất phát từ nguyên nhân gì, tiến độ nghiên cứu và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng luôn rất chậm, chu kỳ nghiên cứu rất dài, ghi chép mới nhất là vào năm 1962.
Trong một cuộc nghiên cứu về lăng mộ mới nhất. Người ta đã phát hiện lăng mộ Tần Thủy Hoàng không chỉ có kiến tạo xa hoa mà bên trong còn có động thiên. Sau khi trải qua quá trình đo lường khoa học, kiểm tra tỉ mỉ thì hàm lượng thủy ngân trong không khí rất cao. Trên thực tế, chúng ta đều biết Hg cũng chính là thủy ngân, nó là một kim loại rất nặng, rất độc, một khi tiếp xúc với không khí thì khó mà làm sạch. Nó không chỉ gây hại cho cơ thể người thông qua hệ thống hô hấp mà còn có thể nhiễm độc lên da gây ảnh hưởng đến sức khỏe người qua lỗ chân lông. Ngộ độc thủy ngân nhẹ thì khó chịu nhưng nặng còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì như vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tiến độ nghiên cứu lăng mộ Tần Thủy Hoàng luôn rất chậm. Có điều cũng coi như trong họa được phúc, những kẻ trộm mộ cũng không dễ gì mà bước vào khu vực lăng mộ này của Tần Thủy Hoàng. Các chuyên gia cũng rất chú trọng đến việc nghiên cứu lý do hàm lượng thủy ngân trong không khí quá cao bởi vì căn bản trong thời cổ đại với trình độ công nghiệp lạc hậu thì việc tinh luyện thủy ngân cũng rất khó khăn. Bởi vậy mà sự tồn tại của thủy ngân ở thời cổ đại là tương đối hiếm.
Một số chuyên gia suy đoán về sự tồn tại của thủy ngân, có người cho rằng có thể biên bản giám định sai, cũng có người cho rằng sự tồn tại của thủy ngân trong lăng mộ là cực kỳ cần thiết. Bởi vì các vị vua chúa thời cổ đại đều nghĩ trăm phương ngàn kế để giữ gìn thi thể của mình nguyên vẹn. Hơn nữa tác dụng mạnh nhất của thủy ngân chính là chống phân hủy nên sự tồn tại của lượng lớn thủy ngân trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là hợp lý.
Một số chuyên gia vì muốn bác bỏ nhận định về hàm lượng thủy ngân thấp mà không chỉ tiến hành nghiên cứu bên trong lăng Tần Thủy Hoàng mà còn nghiên cứu bên ngoài lăng mộ. Họ bắt tay vào nghiên cứu các thảm thực vật bên ngoài lăng Tần Thủy Hoàng. Bên ngoài lăng, nước và ánh sáng rất dồi dào, được bao phủ bởi một lượng lớn cây lựu. Nhưng điều đáng nhắc đến chính là những cây lựu này rất khô héo, cành cây vặn vẹo, nhìn cực kỳ quái dị.
Cây lựu tồn tại được vì nó là loại cây độc nhất ở nơi này, sinh trưởng rất tươi tốt. Sau khi quan sát kĩ lưỡng, các chuyên gia đã đi đến một phát hiện sởn cả tóc gáy là ở một nơi có nhiều ánh sáng và độ ẩm tốt như thế mà thậm chí còn không có một chút cỏ dại mọc lên. Chuyện này cùng với hàm lượng thủy ngân vượt tiêu chuẩn bên trong lăng Tần Thủy Hoàng không thể không có liên quan bởi qua quá trình các chuyên gia đo lường quả trên cây lựu đều có độc, hàm lượng thủy ngân vượt quá tiêu chuẩn.
Sau khi trải qua quá trình tính toán của các chuyên gia, người ta đã đưa ra kết luận rằng hàm lượng thủy ngân trong lăng Tần Thủy Hoàng vượt xa sự tưởng tượng của mọi người: Có khoảng 100 tấn! Đây giống như một cái hào bảo vệ lăng để những kẻ có ý đồ xấu sợ run không dám bước vào. Thế nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng không bao lâu nữa một ngày nào đó chúng ta có thể bước vào lăng mộ này, đồng thời nghiên cứu được bí ẩn bên trong nó.
Theo Vũ Phong (Công Lý & Xã Hội)