Một công ty công nghệ sinh học đến từ Revivcor, Mỹ đã nghiên cứu một phát minh gây khá nhiều tranh cãi đó chính là cách nuôi các cơ quan nội tạng lợn để sử dụng cho con người. Được biết nghiên cứu này đã đạt được một vài thành tựu nhỏ ban đầu.
Một chi nhánh của công ty United Therapeutics ở Maryland, Mỹ, đang điều chỉnh cơ chế sinh học ở lợn để khiến chúng phát triển cơ quan nội tạng phù hợp với con người.
Mỗi năm, toàn cầu có khoảng 8.000 người chết trong khi chờ cấy ghép nội tạng do cầu vượt quá cung.
Trong quá khứ, các bác sĩ đã cố gắng đưa tim và gan lợn vào cơ thể người. Tuy nhiên, những thử nghiệm này không đem lại kết quả tốt.
Bởi cấy ghép nội tạng từ loài khác sẽ kích hoạt phản ứng mạnh mẽ từ hệ miễn dịch của người nhận, đôi khi lợi bất cập hại.
Đầu năm 2000, một nhà nghiên cứu, sau này là nhà đồng sáng lập Revivcor, đã tìm ra cách ức chế loại đường ở lợn có khả năng kích hoạt phản ứng đào thải tức thì ở cơ thể người nhận.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tại Revivcor đang nghiên cứu cách đưa genee người vào lợn. Về mặt lý thuyết, phương pháp này khá khả thi bởi cơ thể lợn có nhiều chức năng tương tự con người.
Tuy nhiên thành công trình này dù mang tính đột phá nhưng gây rất nhiều tranh cãi.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 kết hợp với các công nghệ di truyền khác để vô hiệu hóa retrovirus (PERVs) nội sinh ở lợn - nhóm virus có thể gây nguy hiểm cho con người, đồng thời tăng khả năng tương thích về miễn dịch và đông máu của lợn với người, làm giảm các rủi ro, biến chứng trong quá trình cấy ghép.
Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm khoa học trường đại học Alabama (Mỹ), với kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR, con người có thể điều chỉnh gen động vật nhằm giúp bệnh nhân tiếp nhận nội tạng được cấy ghép hạn chế hiện tượng đào thải hơn.
Kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR là kỹ thuật cắt bộ gen của tế bào tại những vị trí mong muốn, cho phép loại bỏ những gen hiện có và thêm vào những đoạn ADN mới.
Việc cấy ghép nội tạng lợn cho người vốn đã được giới khoa học nghiên cứu từ lâu, được coi như một giải pháp cho tình trạng thiếu hụt nội tạng người trên khắp thế giới.
Những lý do chính bao gồm kích cỡ nội tạng của lợn tương đương với người và chúng có vòng đời tương đối ngắn, khoảng 6 tháng.
Nhà nghiên cứu chính Mark Prichard phát biểu trên Futurism rằng: "Các mẫu thử có triển vọng như một phần của chương trình sàng lọc để xác định các động vật hiến tặng thích hợp, phê chuẩn và lấy những nội tạng có thể cấy ghép vì mục đích nghiên cứu, và theo dõi những người được cấy ghép".
Bây giờ chúng ta đã biết có cách để kiểm tra nội tạng động vật xem có các tác nhân lây nhiễm nguy hiểm tiềm tàng không, ta có thể bắt đầu giải quyết những chướng ngại vật khác trên con đường hướng tới cấy ghép dị chủng để cứu người.
Các nhà khoa học cho rằng lĩnh vực cấy ghép nội tạng lợn cho người có nhiều triển vọng phát triển.
Theo Trang Dung (Nguoiduatin.vn)