“Bệnh nhân London” - như cách mà các nhà khoa học đang nói về trường hợp có thể tạo ra bước đột phá lớn lao trong cuộc chiến chông lại căn bệnh Thế kỉ - nhiễm HIV và thêm chứng ung thư hạch Hodgkin đã trải qua một ca phẫu thuật ghép tủy xương từ một người hiến tặng vào tháng 5/2016. Tương tự trường hợp của Timothy Brown, sự đột biến trên tủy xương được cấy ghép, làm thay đổi thụ thể CCR5, đã đánh bật virus HIV xâm nhập vào tế bào miễn dịch.
“Bệnh nhân London” không sử dụng thuốc kháng chống HIV kể từ tháng 9 năm 2016, khiến ông trở thành người thứ hai trong lịch sử sau Timothy Brown không tồn tại virus HIV trong cơ thể, trong hơn một năm sau khi dừng thuốc.
Timothy Brown là một bệnh nhân có HIV năm 1995. Anh sinh ra ở Mỹ nhưng được điều trị căn bệnh thế kỷ tại thủ đô nước Đức từ năm 2008 với biệt danh “bệnh nhân Berlin”. Sau khi được trị xạ và cấy ghép tủy xương mới, Brown đã khỏi bệnh và cơ thể không còn dấu hiệu của sự xuất hiện virus HIV.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Emory, Atlanta sau khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra trên khỉ đã chứng minh được nhân tố quyết định trong trường hợp của Timothy Brown chính là đột biến di truyền trong tủy xương mà anh được hiến tặng.
Theo đó, các chuyên gia nhận thấy rằng trị xạ chỉ có tác dụng tiêu diệt virus HIV ở mức nhất định chứ không loại bỏ được chúng hoàn toàn. Chính sự đột biến của tủy xương được cấy ghép mới là nhân tố tiêu diệt nốt virus HIV còn sót lại.
Ở trường hợp của “bệnh nhân Berlin”, anh được cấy ghép tủy xương có khả năng gây đột biến trên tế bào miễn dịch CD4 T. Đột biến này có tên Delta 32, hiểu đơn giản là việc thụ thể CCR5 của tế bào CD4 T bị thay đổi về hình thức. Do đó, virus HIV không thể nào xâm nhập vào và phá hủy CD4 T như trong cơ chế thông thường.
Một giả thuyết hợp lý khác đó là hiện tượng đột biến Delta 32 khiến các tế bào miễn dịch mới của Brown tự tấn công và tiêu diệt tế bào CD4 T gốc của anh. Vì vậy, sau trị xạ và cấy ghép tủy xương, virus HIV không còn chỗ sinh sống trong cơ thể Brown và bị tiêu diệt.
Cho tới nay, Timothy Brown đã ngừng sử dụng thuốc kháng virus trong nhiều năm mà vẫn chưa phát hiện sự có mặt của HIV trong cơ thể.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia cho biết, trường hợp của “bệnh nhân London”, sẽ mở đường cho việc phát triển các phương pháp trị liệu gen với mục tiêu thay đổi thụ thể CCR5 trên các tế bào miễn dịch hoặc tế bào gốc tiền thân, từ đó tạo ra thể đột biến kháng virus HIV, là chìa khóa dẫn tới việc chữa khỏi căn bệnh thế kỷ trong tương lai.
Các nhà khoa học mô tả trường hợp này, “nuôi dưỡng cơ thể với các tế bào miễn dịch chống lại H.I.V”, sẽ đem đến một sự thuyên giảm dài hạn và tích cực. Bác sĩ Annemarie Wensing, nhà virus học tại Trung tâm Y tế Đại học Utrecht, Hà Lan cho biết, điều này sẽ truyền cảm hứng rằng chữa khỏi bệnh AIDS không phải là một giấc mơ.
Tiến sĩ Wensing là đồng lãnh đạo của IciStem, một tập đoàn gồm các nhà khoa học châu Âu nghiên cứu về cấy ghép tế bào gốc để điều trị H.I.V, được hỗ trợ bởi AMFAR - tổ chức nghiên cứu AIDS của Mỹ, cho viết: “Tôi cảm thấy có trách nhiệm giúp các bác sĩ hiểu được cơ chế kháng virus HIV đã xảy ra như thế nào với “bệnh nhân London” để họ có thể phát triển và nhân rộng phương pháp này trong tương lai”
Tính đến thời điểm hiện tại, IciStem đang theo dõi 38 trường hợp bệnh nhẫn nhiễm H.I.V. đã được cấy ghép tủy xương. “Bệnh nhân London” là 1 trong số 36 người này. Các nhà khoa học vẫn liên tục phân tích máu của “bệnh nhân London” hàng ngày để tìm dấu hiệu của virus và ít nhất cho đến thời điểm hiện tại, họ không thấy sự hiện diện của virus HIV.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Timothy J. Henrich, thì phương pháp đang được áp dụng với “Bệnh nhân London” sẽ chỉ được nhân rộng và phát triển với các bệnh nhân HIV ở giai đoạn một, tức liên quan đến các thụ thể CCR5.
Với các bệnh nhân HIV giai đoạn 2, giai đoạn mà virus có độc lực mạnh hơn, với sự chiếm ưu thế của các chủng virus có hướng tính tb T, thông qua đồng thụ thể CXCR4 (virus X4) để tấn công vào tế bão miễn dịch CD4 T, thì không thể áp dụng.
Brown – “bệnh nhân Berlin” nói rằng ông hy vọng rằng phương pháp thành công đang được áp dụng “bệnh nhân London” cùng nỗ lực của chính bản thân mình, sẽ là niềm cảm hứng cho nhân loại. “Nếu tôi và thêm một người nữa, chiến đấu và chiến thắng căn bệnh Thế kỉ, thì chẳng phải sẽ có thêm rất, rất nhiều người khác nữa hay sao?”.
THANH XUÂN (SHTT)