Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành tâm điểm chú ý sự thu hút của thế giới, và cuộc xung đột này đã trở thành một cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và các nước phương Tây. Các biện pháp trừng phạt đối với Nga và việc viện trợ vũ khí cho Ukraine, là những điều luôn được quan tâm.
Dĩ nhiên Ukraine là quốc gia mong nhận được nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi thêm nhiều lính tình nguyện nước ngoài (Nga gọi là lính đánh thuê) đến tham chiến.
Theo tờ Forbes, trải qua hơn 5 tháng giao tranh, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine đang dần đạt được, số lượng lính tình nguyện nước ngoài ngày càng giảm, nhuệ khí cũng giảm đi đáng kể, khi Nga liên tục tìm mọi cách để tiêu diệt lực lượng này trong mọi lúc, mọi nơi.
Người phát ngôn của "Quân đoàn quốc tế" cho biết, do thiếu tân binh nên họ đã mở rộng kênh tuyển mộ. Còn một số lính tình nguyện quốc tế cho biết, do bị các đợt pháo kích của quân Nga tấn công dữ dội và liên tục, khiến họ cảm thấy lo sợ; còn việc sống sót hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn.
Không khó để có thể nhận thấy, từ nhận xét của những người lính tình nguyện nước ngoài rằng, Nga đang nắm thế chủ động trong cuộc chiến. Ukraine rõ ràng đang cảm thấy áp lực, nhưng với sự trợ giúp của các nước phương Tây, Ukraine vẫn không ngừng hy vọng có thể lật ngược tình thế.
Trước đó, Nga đã liên tục cảnh báo rằng, lính đánh thuê nước ngoài không được hưởng chế độ đãi ngộ tù binh, nhưng một số binh sĩ nước ngoài vẫn nhất quyết đến Ukraine để tham gia chiến đấu, bất chấp sự an toàn của bản thân.
Khi xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp diễn, mặc dù Mỹ và các nước phương Tây tuyên bố, họ sẽ không đưa quân đến giúp Ukraine chiến đấu, nhưng họ vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, và việc lính đánh thuê nước ngoài đã tham gia vào cuộc xung đột, dường như đã làm phức tạp thêm tình hình.
Những người lính quốc tế đến Ukraine chiến đấu với nhiều mục đích, động cơ, thái độ khác nhau; nhưng phần lớn họ đều chưa có kinh nghiệm chiến đấu, thậm chí một số còn chưa trải qua huấn luyện quân sự.
Nhưng một điểm giống nhau là những người lính quốc tế, sau khi đến Ukraine, đều được đưa đến chiến trường miền Đông khốc liệt.
Phía Nga cũng liên tục đưa ra lời cảnh báo; đồng thời cho biết, ngay khi ra chiến trường, nếu những lính đánh thuê này bị bắt, khi đó quân đội Nga sẽ có quyền tự ý định đoạt những người này và họ sẽ không được đối xử theo các quy định của Công ước Geneva.
Một thực tế là chiến trường Ukraine không phải là chỗ để lính nước ngoài thể hiện; nhiều lính tình nguyện nước ngoài, mặc dù đã nổi danh ở các chiến trường như Iraq hay Afghanistan; nhưng vẫn tỏ ra bất ngờ và choáng ngợp trước thực tế khốc liệt tại Ukraine.
Ngoài những người bị thiệt mạng trong giao tranh, quân đội Nga còn bắt rất nhiều tù binh là lính đánh thuê nước ngoài. Nhiều người trong số họ thậm chí là quân nhân từ các nước NATO.
Do đó, khi tin tức về việc bắt giữ những lính đánh thuê được Nga công bố, một số quốc gia như Mỹ và Anh đã bắt đầu gây sức ép với Nga, đòi phía Nga phải thả người "vô điều kiện"; tuy nhiên Moskva đã bác bỏ tất cả các yêu cầu của phương Tây.
Ngoài ra, phía Nga cũng công khai tuyên bố sẽ xử tử công khai những lính đánh thuê bị bắt.
Vào đầu tháng 6 vừa qua, một tòa án ở cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk (DPR), đã kết án tử hình 2 lính đánh thuê người Anh, bị bắt tại thành phố Mariupol, với tội danh tham gia đánh thuê và cố gắng giành chính quyền bằng vũ lực.
London sau đó gọi bản án của DPR là "giả tạo", nhấn mạnh rằng 2 người đàn ông nói trên là thành viên hợp pháp của lực lượng vũ trang Ukraine, và nên được đối xử như những tù nhân.
Theo Tiến Minh (Kienthuc.net.vn)