Vào thời cổ đại, vấn đề sinh lý và duy trì nòi giống vô cùng quan trọng, vương tôn hoàng tử khi mới dạy thì sẽ được học lớp "đặc biệt" giác ngộ sinh lý.
Ở thời phong kiến, hầu hết các hoàng đế thường lên ngôi khi hơn 10 tuổi - độ tuổi còn chưa đến giai đoạn dậy thì, họ đã bắt đầu phải bàn đến chuyện hôn nhân, lấy vợ…
Vậy họ học cách "giường chiếu" thế nào? Xung quanh lớp học này còn nhiều tranh cãi với những bí ẩn chưa có giải đáp.
Đương nhiên, không phải ai cũng có thể được chọn được dạy hoàng đế và trở thành sư phụ khai sáng tâm sinh lý của hoàng đế.
Văn bản trong cung của Thanh triều quy định rõ, Hoàng đế trước khi đến tuổi kết hôn, cung đình sẽ tuyển chọn 8 cung nữ trẻ trung, có dung mạo xuất chúng, tính cách ôn nhu.
Những "phụ nữ" này sẽ thực hiện việc dạy hoàng đế lý thuyết tình dục và truyền thụ kiến thức thực tiễn "giường chiếu" cho hoàng đế hàng ngày.
Ngoài ra, việc các Hoàng tử vị thành niên còn phải học chuyện người lớn bằng cách nhìn hình vẽ có tên gọi "xuân cung đồ".
Người phát minh ra loại tranh này là Lưu Hải Dương được biết đến là người cực kỳ háo sắc. Y là con trai của Lưu Khứ – chư hầu thứ tư của nước Quảng Xuyên dưới thời nhà Hán.
Để tiện cho việc hành lạc, ông đã sai họa sĩ vẽ những bức họa khiến người khác đỏ mặt lên 4 vách tường và thậm chí là cả trần nhà trong cung của mình, lấy đó làm "thú vui" thưởng thức.
Sau khi "học hành" thuận lợi, các cung nữ sẽ đưa hoàng tử hoặc tiểu hoàng đế đi "bái phật". Không phải tôn giáo Phật mà là một bức tượng có trạng thái đặc biệt, do một nam một nữ ôm chặt lấy nhau mà thành.
Dưới thời nhà Minh, bên trong Tử Cấm Thành có một gian mật thất, bên trong đặt một pho tượng này. Trước khi Hoàng đế đến tuổi kết hôn, đều phải vào đây bái lạy. Và chỉ khi việc tham khảo thông qua "Hoan Hỉ Phật" được hoàn thành, những vị Hoàng đế này mới có thể tiến hành lễ hợp cẩn và động phòng.
Sau khi dạy bảo hoàng tử hay tiểu hoàng đế chuyện phòng the, các cung nữ đa phần được giao quản lý các cung điện khác.
Nhiều nữ quan thì lập tức bị yêu cầu rời khỏi cung điện ngay khi thời hạn trong cung kết thúc, và kết hôn với một người bình thường để sống một cuộc sống bình dị, có thể coi như một cuộc sống trọn vẹn.
Ngoài ra, nhiều cung nữ về sau đều có danh phận rõ ràng, trở thành người phụ nữ có thân phận trong cung, mỗi tháng được hưởng bổng lộc của triều đình, không phải lao động vất vả như những cung nữ khác. Nửa đời sau, giống như bị thành thê thiếp trong cung điện lạnh lẽo, nhưng số phận của những nữ quan này sẽ bi thảm hơn, bởi vì hoàng thượng sẽ không bao giờ nghĩ đến họ nữa.
Nhiều gia đình nghèo sẽ cho con gái vào cung để thử vận may. Nếu may mắn cả nhà đều có thể cùng đi theo hưởng phúc, nếu như không may mắn thì chỉ có thể thừa nhận là mình xui xẻo.
Theo Nguyên Anh (Nguoiduatin.vn)