Cơ quan phòng thủ chống tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ cùng với công ty Boeing đã hoàn thành xong việc triểu khai các tên lửa đánh chặn ở các căn cứ ở mặt đất nằm trong căn cứ quân sự Fort Greeley, Alaska.
Thông tin được tờ TASS dẫn nguồn tin từ Defense News. Theo thống kê hiện tại căn cứ cứ này có 44 tên lửa phòng thủ như vậy và theo kế hoạch sẽ tăng lên 64 tên lửa.
Tờ Defense News giải thích rằng, mục đích chính của các hệ thống phòng thủ chống tên lửa được tăng cường ở Alaska là để chống lại các mối đe dọa đến từ các quốc gia như Iran và Bắc Triều Tiên.
Theo phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, Alexander Emelyanov cho biết, đến năm 2022 quân đội Mỹ sẽ được trang bị hơn 1000 lửa phòng thủ. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ không chỉ phát hiện lúc phóng tên lửa của đối phương mà còn có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga (ICBM).
Chủ tịch Viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị, Thượng tướng Leonid Ivashov, cựu lãnh đạo Cơ quan hợp tác quân sự quốc tế Nga cho biết, các tên lửa đánh chặn trên mặt đất ở Fort Greeley không chỉ nhằm chống lại Bắc Triều Tiên mà sẽ chống lại Nga và Trung Quốc.
“Các tên lửa của Iran không bao giờ bay đến khu vực Alaska và các tên lửa của Bắc Triều Tiên cũng có thể không bay được tới khu vực này, chỉ có các tên lửa của Nga và Trung Quốc sẽ dễ dàng bay tới Alaska trên lãnh thổ Mỹ”, ông Ivashov tiết lộ với hãng tin RIA Novostia.
Tuy nhiên, theo ông cho biết, mặc dù hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ hiện nay khá hiện đại và có khả năng đánh chặn các tên lửa nhưng để đánh chặn các tên lửa của Nga tương đối khó, Mỹ phải có những giải pháp mang tính đột phá hơn nữa về các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và tên lửa hành trình.
Chuyên gia nhấn mạnh: “Người Mỹ chủ yếu dựa vào quỹ đạo bay tên lửa đối phương, sau đó xác định quỹ đạo của các tên lửa đãnh chặn theo hướng ngược lại. Tuy nhiên phương pháp này hoàn toàn vô hại đối với các tên lửa của Nga. Hiện nay các tên lửa của Nga có quỹ đạo rất phức tạp, có thể thay đổi nhanh chóng và thậm chí có thể điều khiển từ xa. Vì vậy muốn đánh chặn chúng Mỹ cần thêm thời gian và tiếp tục nghiên cứu nâng cấp các hệ thống phòng thủ cũng như các tên lửa của họ”.
Trong vài năm trở lại đây Mỹ tích cực xây dựng và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên toàn thế giới nhằm mục đích bảo đảm an ninh cho nước Mỹ đồng thời răn đe các đối thủ tiềm năng của họ.
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa di động đánh chặn tầm xa THAAD (Theatre High Altitude Area Defense) của Mỹ được thiết kế để đánh bại các tên lửa chiến dịch-chiến thuật (có tầm hoạt động đến 1000 km) và các tên lửa đạn đạo tầm trung (đến 3500 km) ở độ cao từ 40-150 km và tầm xa đến 200 km.
Theo Chí Huy (Baodatviet.vn)