Tiêm kích Rafale cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle. Pháp đã quyết định điều động máy bay chiến đấu tiến hành không kích các mục tiêu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Theo Reuters, máy bay chủ lực trong cuộc chiến chống IS là tiêm kích Rafale. Ảnh: Alex Paringaux |
Theo Airforce Technology, Rafale là sản phẩm của tập đoàn Dassault Aviation đưa vào sử dụng trong Không quân Pháp từ cuối những năm 1990. Ảnh: Defence Industry Daily |
Rafale được thiết kế để thực hiện tất cả các nhiệm vụ từ chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, trinh sát, ngăn chặn trên không và tấn công hạt nhân. Ảnh: Worldwide-military. |
Phiên bản Rafale M cất cánh từ tàu sân bay của Pháp. Cảm biến chính của chiến đấu cơ này là radar quét mạng pha điện tử thụ động RBE2. Radar này cung cấp khả năng nhận thức tình huống rất cao với tầm trinh sát trên 200 km. Ảnh: Airpowerworld |
Một trong những điểm nổi bật của Rafale hệ thống phòng thủ tích hợp SPECTRA. Hệ thống này có khả năng bảo vệ máy bay trước mối đe dọa từ phòng không mặt đất. Ảnh: Wikipedia |
Rafale có tới 14 giá treo vũ khí với tổng trải trọng lên đến 9,5 tấn. Chiến đấu cơ này có khả năng sử dụng hầu hết các vũ khí theo tiêu chuẩn NATO, đặc biệt là các vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Ảnh: Wikipedia |
Chiến đấu cơ của Pháp được trang bị 2 động cơ phản lực Snecme 88 với lực đẩy có đốt sau 75,6 kN mỗi động cơ, tốc độ tối đa Mach 1,8 (1.912 km/h), bán kính chiến đấu 1.852 km. Ảnh: Wikipedia |
Giới phân tích quân sự thế giới đánh giá, Rafale là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4+ hàng đầu thế giới. Tiêm kích này đã chứng minh sức mạnh trong chiến dịch thực thi vùng cấm bay ở Libya năm 2011. Ảnh: Wallpaperup |
Khả năng tấn công mặt đất với độ chính xác cao của Rafale sẽ là công cụ quan trọng để khuất phục sự bành trướng của IS. Ảnh: Pichost |