Su-34 sẽ "thay đổi cuộc chơi" của Philippines
Philippines đang xem xét trang bị các máy bay chiến đấu mới cho lực lượng không quân của nước này. Theo một số nguồn tin, dòng tiêm kích F-16C Fighting Falcon của Mỹ và Gripen E của Thụy Điển hiện đang đứng đầu danh sách lựa chon.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quốc phòng lại cho rằng Su-34 (biệt danh Hellduck - "Thú mỏ vịt") của Nga mới chính là phương tiện "làm thay đổi cuộc chơi", đặc biệt phù hợp với nhu cầu phòng thủ trên biển của quốc gia Đông Nam Á này.
Với mức giá tương đương F-16C nhưng chỉ bằng một phần của Gripen E, tiêm kích Su-34 - thiết kế chuyên dụng cho các nhiệm vụ không đối đất và không đối hải, được đánh giá là sở hữu nhiều vũ khí "nặng ký' hơn các đối thủ phương Tây.
Thực vậy, nếu để đối phó với các tàu chiến và phi cơ Trung Quốc trên Biển Đông, F-16 và Gripen không phải là mối đe dọa lớn bởi các tiêm kích đa nhiệm một động cơ này thiếu các khả năng chống hạm tiên tiến cũng như khả năng tấn công các hệ thống tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu hiện đại hơn mà Bắc Kinh đang có trong biên chế.
Trong khi đó, Su-34 có thể sẽ là vũ khí lý tưởng cho các yêu cầu phòng thủ của Philippines nhờ thiết kế chuyên dụng, các khả năng chiếm ưu thế trên không - xét trên nhiều phương diện, ưu việt hơn các máy bay phản lực một động cơ của phương Tây, và tất nhiên tốt hơn nhiều những chiến đấu cơ trang bị cho Quân đội Trung Quốc.
Trang bị những vũ khí khủng
"Thú mỏ vịt" có khả năng triển khai các tên lửa không đối không R-27ER và R-77 với tầm tấn công tương ứng là 130 km và 110 km - tốt hơn nhiều so với phiên bản không đối không tầm trung mở rộng (AMRAAM) AIM-120C mới nhất trang bị cho máy bay thế hệ 5 F-35 và F-22 hàng đầu của Mỹ với tầm bắn chỉ 105 km.
Sử dụng phiên bản AIM-120B cũ hơn, Gripen và F-16C bị giới hạn ở tầm tấn công ngắn 75 km. Việc các máy bay này thiếu vắng khả năng tàng hình cũng như xét tới tầm tấn công xa hơn của các tên lửa không đối không Trung Quốc, chẳng hạn như loại PL-12 (100 km), nên Gripen và F-16C rất dễ bị phát hiện và vô hiệu hóa từ sớm, trước khi chúng di chuyển tới vị trí khai hỏa.
Bên cạnh việc trang bị các tên lửa tiên tiến, Su-34 còn thừa kế khả năng tác chiến không đối không ưu việt của chiếc máy bay tiềm nhiệm: Su-27 Flanker. Tốc độ nhanh, các khả năng tác chiến điện tử và cơ động cao của "Thú mỏ Vịt" giúp nó có khả năng sốt sót cao trong các sứ mệnh không chiến và tấn công ngoài tầm nhìn.
Các hệ thống chế áp điện tử Khibiny, SAP-14 và SAP-518 cho phép Su-34 "biến mất khỏi màn hình radar đối phương". Đây là tính năng rất có giá trị, cho phép Su-34 tấn công máy bay chiến đấu hoặc mạng lưới phòng không nhiều lớp của Trung Quốc triển khai trên các tàu chiến nếu Manilla muốn bảo vệ các lợi ích nước này trên Biển Đông.
Mặc dù chiếm ưu thế về tác chiến không đối không nhưng đây lại là chức năng phòng vệ thứ cấp của "Thú mỏ Vịt". Loại tiêm kích này còn có khả năng rất tốt trong các sứ mệnh tấn công tầm xa, tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất hoặc mục tiêu trên biển.
Khi có trong biên chế, rất có thể Su-34 sẽ được Philippines sử dụng làm phương tiện chiến đấu chính cho các sứ mệnh trên biển. Với bán kính tấn công trên 1.100 km, gấp đôi F-16, nên Su-34 có thể bảo vệ các lợi ích của Philippines ở xa ngoài biển, những vị trí vượt quá tầm với của Fighting Falcon và Gripen.
Để gia tăng hiệu quả tấn công trên biển, Su-34 đã được hiệu chỉnh hệ thống điều hòa áp suất, cho phép nó có thể hoạt động ở độ cao lên tới 10 km và các phi công hoàn toàn không cần đeo mặt nạ dưỡng khí khi di chuyển trong khoang lái - tính năng thông thường chỉ có ở các máy bay ném bom tầm xa. Do đó, nó đặc biệt phù hợp với chức năng nhiệm vụ của quân đội Philippines.
Su-34 cũng nổi bật với khả năng chống hạm từ ngoài ô phòng không, giúp nó tấn công các tàu chiến kẻ thù trên biển mà vẫn tránh được đòn đáp trả từ các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương, kể cả dòng tên lửa hải đối không mới nhất biên chế cho tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc.
Trong khi các dòng tên lửa chống hạm triển khai trên máy bay F-16C và Gripen E chủ yếu là loại dưới âm và thiếu khả năng sống sót cao thì Su-34 có thể phóng các tên lửa Kh-41 vận tốc Mach 3, Kh-31A vận tốc Mach 3,5, Kh-35U tầm bắn 300 km và tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks.
Tên lửa P-800 động cơ Ramjet và Kh-35 sẽ cho phép Philippines tấn công các tàu chiến đối phương từ khoảng cách 1.400 km tính từ đường bờ biển, quá đủ để tiêu diệt các mục tiêu trải dài từ Biển Đông cho tới Đài Loan, và xa hơn nữa là lên tới Thượng Hải.
Trong khi các dòng tên lửa chống hạm triển khai trên máy bay F-16C và Gripen E chủ yếu là loại dưới âm và thiếu khả năng sống sót cao thì Su-34 có thể phóng các tên lửa Kh-41 vận tốc Mach 3, Kh-31A vận tốc Mach 3,5, Kh-35U tầm bắn 300 km và tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks.
Tên lửa P-800 động cơ Ramjet và Kh-35 sẽ cho phép Philippines tấn công các tàu chiến đối phương từ khoảng cách 1.400 km tính từ đường bờ biển, quá đủ để tiêu diệt các mục tiêu trải dài từ Biển Đông cho tới Đài Loan, và xa hơn nữa là lên tới Thượng Hải.
Theo Trung Phạm (Soha/Trí Thức Trẻ)