Mua Su-34 và khả năng tích hợp vũ khí của Việt Nam

14/03/2017 16:08:00

Trang Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 2 sở hữu cường kích Su-34 sau Algeria.

Trang Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 2 sở hữu cường kích Su-34 sau Algeria.

Tổng biên tập tạp chí "Xuất khẩu vũ khí trang bị" Andrey Frolov cho biết: "Theo những thông tin nhận định chung của các chuyên gia quân sự, quốc gia đầu tiên sở hữu Su-34 sẽ là Algeria.

Theo những thông tin có được, từ năm 2016, Algeria đã sẵn sàng đặt mua 12 chiếc Su-34, trong tương lai có thể sẽ đặt hàng thêm. Quốc gia thứ 2 sẽ sở hữu Su-34 là Việt Nam", theo Frolov.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên truyền thông Nga đăng tải thông tin về kế hoạch mua chiến đấu cơ Su-34 của Không quân Việt Nam. Hồi cuối năm 2016, tờ Vz.ru của Nga đăng tải thông tin cho biết, cường kích Su-34 đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Algeria và Việt Nam.

Mua Su-34 va kha nang tich hop vu khi cua Viet Nam
Chiến đấu cơ Su-34.

Theo Tổng Giám đốc Liên đoàn Chế tạo Máy bay Novosibirsk (NAPO) Sergei Smirnov, NAPO đã chính thức nhận được yêu cầu sản xuất các phiên bản khác nhau của Su-34 để xuất khẩu.

Cùng với đó, chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar nhận định, Algeria sẽ là khách hàng đầu tiên đặt mua 12 chiếc Su-34, cũng sẽ là nước đầu tiên tiếp nhận loại máy bay chiến đấu tầm xa mới này và sau đó là Việt Nam.

Không chỉ đồn đoán của truyền thông Nga, báo chí Trung Quốc cũng nhiều lần có nhận định tương tự khi cho rằng, bất cứ khi nào Nga đồng ý cho Su-34 được xuất khẩu, Việt Nam sẽ là khách hàng đầu tiên.

Tích hợp với vũ khí Việt Nam

Nếu thông tin Việt Nam mua Su-34 là chính xác thì chiến đấu cơ này có thể mang hầu hết những vũ khí mà KQVN hiện đang có trong biên chế. Bên cạnh đó, khả năng tích hợp vũ khí, trang bị mới lên Su-34 cũng được khẳng định là cực kì dễ dàng khi nó sử dụng hệ thống điện – điện tử theo dạng modul tích hợp có khả năng tùy biến theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Độ chính xác và tin cậy của hệ thống điều khiển vũ khí trên Su-34 cũng là ưu điểm quan trọng giúp nó trở thành lựa chọn xứng đáng thay thế vị trí của Su-22M4. Nó có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu mặt đất với nhiều cự li khác nhau bằng bom và tên lửa có điều khiển.

Theo những thông tin được công khai, sau khi MiG-21 bị loại biên và Su-22M4 đang sắp hết niên hạn bay, thì khoảng trống của MiG-21 để lại được Su-30MK2 tạm thời đảm nhiệm, vì nhiệm vụ gần như tương đương nhau, giữa tiêm kích đánh chặn tầm ngắn MiG-21 với Su-30MK2 tiêm kích hạng nặng tầm xa.

Nhưng câu chuyện lại khác nếu Su-22M4 bị loại biên, thì vị trí tiêm kích bom chiến thuật tiền tuyến mà Su-22M4 để lại không loại máy bay tương tự đang có trong biên chế KQVN có thể gánh vác nổi. Điều đó có thể khiến Việt Nam trang bị loại máy bay mới.

Với những đặc tính kĩ chiến thuật và khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí mà Su-34 đã thể hiện được trong thời gian qua, thì hoàn toàn có cơ sở để tin rằng KQVN sẽ sớm trang bị Su-34 sau khi Su-22M4 hết niên hạn sử dụng và bị loại biên như MiG-21.

Không chỉ có vậy, bài toán thiếu hụt máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm vẫn đang còn bỏ ngỏ, cần có lời giải trong dài hạn, thì Su-34 gần như là giải pháp tạm thời tốt nhất trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu thay thế Su-22 bằng tiêm kích đa năng Su-34, thì số lượng phải mua mới sẽ không nhiều vì mỗi máy bay hiện đại này có thể đảm nhiệm sức chiến đấu của 3-5 máy bay cũ.

Theo Tuấn Hưng (Đất Việt)

Nổi bật