Báo Mỹ "bóc mẽ" khả năng yếu kém của tên lửa S-300
Chuyên gia Vladimir Tuchkov trong bài viết đăng trên báo Nga mang tựa đề "Чудо ВВС Израиля: Как F-35 российские С-300 «посрамили»- "Phép màu của KQ Isarel: Tiêm kích F-35 làm tên lửa S-300 Nga "phải hổ thẹn" như thế nào?" cho biết:
Trang điện tử American Thinker (Mỹ) đã bình luận về kết quả cuộc tấn công của Không quân Isarel nhằm vào các căn cứ của Iran đặt trên lãnh thổ Syria. Những kết luận khiến người ta phải lặng người: Nhờ có cuộc tấn công ở trình độ cao này, Nga sẽ phải rút quân khỏi lãnh thổ Syria!
Trang điện tử này cũng "bóc mẽ" khả năng yếu kém của những mẫu thiết kế do công ty "Almaz-Antey" (Nga) rằng họ chuyên sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không "vô thưởng vô phạt".
Tất nhiên không hẳn là vô thưởng vô phạt, nhưng chúng đã bị bẻ hết nanh vuốt bởi chiếc máy bay tiêm kích tàng hình tốt nhất trên thế giới F-35.
Đây là giả thiết của "Thinker" liên quan tới những sự kiện xảy ra hôm 4/9 mới đây.
9 chiếc máy bay tiêm kích F-35 mà mới được Không quân Isarel mua đã triển khai các cuộc không kích nhằm vào 50 căn cứ của Iran đặt ở các tỉnh Tartus và Hama tại phía tây Syria. Những căn cứ này đã gánh chịu thiệt hại khá nặng nề. Chiến dịch này kéo dài gần 90 phút.
Điều vui sướng nhất đối với "American Thinker" đó là chiến dịch không kích này đã chứng tỏ được rằng người Nga đã lừa dối, các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga không chỉ không đánh chặn được tiêm kích F-35, mà thậm chí còn không phát hiện được những máy bay.
Các phi công Isarel đã triển khai nhiệm vụ trong điều kiện vô cùng thoả mái, không sợ bất cứ sự phản kháng nào từ phía những lực lượng phòng không.
Bên cạnh đó, các lực lượng phòng không chủ lực là những hệ thống tên lửa S-300, mà theo khẳng định của người Nga, không gặp mấy khó khăn để đánh chặn F-35 bởi vì hệ thống radar của S-300 phát hiện một cách rất dễ dàng máy bay tiêm kích-tàng hình từ khoảng cách xa nhưng dường như đã để lọt mục tiêu.
Các tổ hợp tên lửa S-300 bị F-35 "chụp mũ" này là của ai?
Của Syria? Nhưng Syria không sở hữu S-300. Bản hợp đồng cung cấp 4 đội S-300PMU2 đã được ký vào năm 2010. Tuy nhiên 5 năm sau đó nó đã bị huỷ theo yêu cầu của phía Isarel.
Của Nga? Đúng, một tổ hợp tên lửa phòng không S-300V4 đã được đưa tới Syria để bảo vệ căn cứ quân sự của Nga. Tuy nhiên nó có liên quan gì tới việc bảo vệ các căn cứ của Iran? Nếu như các trạm radar của những tổ hợp đã phát hiện ra F-35 thì cũng không có ý định khai hoả.
Thứ nhất, giữa Moscow và Tel-Aviv có thoả thuận không tấn công lẫn nhau.
Thứ hai, các phương tiện phòng không của Nga sẽ không phản ứng kể cả khi các căn cứ của Syria bị tấn công. S-300, cũng như cả S-400, chỉ bảo vệ các căn cứ của Nga ở Syria.
Của Iran? Đúng, Iran sau khi được bãi bỏ lệnh trừng phạt đã mua 4 tổ hợp S-300PMU2 "Favorite".
Tuy nhiên, khó có thể nghĩ rằng các hệ thống mà được mua của Nga nhằm mục đích bảo vệ Tehran và các căn cứ hạt nhân của Iran, gồm nhà máy điện nguyên tử ở Busher, lại đột ngột được đưa tới một nước khác để bảo vệ những căn cứ quân sự không đóng vai trò quan trọng đối với sự an nguy của Iran.
Công việc của các tổ hợp này ở Iran đã quá nhiều vì Isarel thường xuyên lên tiếng tuyên bố sẵn sàng tiêu diệt "hạ tầng vũ khí huỷ diệt hàng loạt" của Iran. Và thậm chí có lần, trong thế kỷ trước, Isarel đã thực hiện ném bom một căn cứ của Iran.
Ngược lại, cả phía Iran cũng hứa sẽ xoá sạch Isarel khỏi bản đồ Trung Đông. Cho nên cần phải tăng cường các phương tiện phòng không trên lãnh thổ của mình chứ không phải ở một quốc gia khác.
Vì thế câu chuyện mà "American Thinker" sáng tác liên quan tới tiêm kích F-35 rất giống với một chuyện tiếu lâm ngày xưa về anh chàng Joe không bao giờ bị bắt, bởi vì chẳng ai có ý định bắt anh ta.
Nhưng các hệ thống S-300 hoàn toàn có thể phát hiện được chiếc máy bay tàng hình của Mỹ. Hơn nữa, còn có thể bắn hạ với xác suất chính xác cao.
Lấy ví dụ, điều đó từng xảy ra vào cuối thế kỷ trước ở Nam Tư khi chiếc máy bay tàng hình F-117 bị tổ hợp tên lửa phòng không S-125 "Pechora" được Liên Xô xuất khẩu vào thập niên 60 bắn hạ.
Người Serbia khi đó đã hành động rất chuẩn xác. Hệ thống radar "ra đòn" chính xác vào đúng thời điểm cần phải hành động cương quyết. Đồng thời, sự phụ thuộc của vùng tán xạ hiệu quả vào hình ảnh thu nhỏ của chiếc máy bay trên màn hình radar trong tính năng "tàng hình" đã được tận dụng tối đa.
Tính năng này chỉ phát huy tác dụng khi bị radar quét từ phía trước. Nếu radar quét được "bụng" hoặc sườn máy bay thì khả năng tàng hình giảm đáng kể.
Người Serbia khi đó đã "khoá" được chiếc máy bay tiêm kích Mỹ ở khoảng cách 50km và bắn hạ khi nó tiến gần tới khoảng cách 10km. Phi công không thể thực hiện thao tác tránh tên lửa vì những tính năng bay thấp của chiếc máy bay này.
Thực ra khả năng bay lượn linh hoạt cũng là điểm yếu của F-35. Điều thú vị đó là F-117 và F-35 đều do một công ty, Lockheed Martin, chế tạo.
Đánh lừa các radar của S-300 còn khó hơn nhiều. Bởi vì cùng với tốc độ tính toán của các máy tính ngày càng tăng, kéo theo khả năng cải thiện chất lượng xử lý những tín hiệu phản xạ từ các mục tiêu của hệ thống radar.
Trước đây hệ thống radar của các tổ hợp tên lửa phòng không hoạt động trên tần sóng vô tuyến điện centimet, giúp tiếp nhận thông tin về mục tiêu đủ để theo dõi và dẫn hướng các tên lửa phòng không nhằm vào mục tiêu đó.
Trong tần sóng mét, khả năng khó bị phát hiện của chiếc máy bay được chế tạo theo công nghệ tàng hình biến thành viển vông. Có nghĩa chiếc máy bay dễ bị phát hiện ở khoảng cách xa, không khác gì F-4 "Phantom".
Tuy nhiên độ phân giải thấp của tín hiệu phản xạ tần sóng met của hệ thống radar không đủ để xác định chính xác góc phương vị, góc tà và cự ly đến mục tiêu. Căn cứ vào thông tin tiếp nhận được thì việc tấn công mục tiêu sẽ gặp vấn đề.
Vào thời điểm hiện tại, những phương pháp toán học mới để xử lý các tín hiệu mà trước đây không thể thực hiện được giúp sử dụng phương pháp quét trên tần sóng mét để thu nhận thông tin chỉ dẫn mục tiêu đủ độ phân giải.
Thực ra, để đạt được những chỉ số tốt, giải băng tần radar thường xuyên được chuyển giữa tần sóng mét, decimet và centimet. Chính 3 trạm radar chỉ dẫn mục tiêu (tiêu chuẩn, mọi tần sóng, tần sóng thấp) và trạm radar phát hiện mục tiêu của S-300PMU2 "Favorite" được chế tạo theo nguyên lý này.
Điều đáng buồn hơn đối với các máy bay tàng hình kiểu F-35 đó là trong hệ thống "Favorite", cũng như trong một loạt các phiên bản S-300 đời trước, có tính năng, mà đang được sử dụng, thiết lập mạng lưới các trạm radar có thể "quan sát" các máy bay tàng hình từ mọi góc.
Và nhờ đó, tính năng khó bị phát hiện của các máy bay tàng hình không còn lại nhiều. Thực ra, mạng lưới này có thể gồm không chỉ các trạm radar định vị của các tổ hợp tên lửa phòng không mà cả những trạm radar định vị khác của các đơn vị kỹ thuật radar.
Những tính năng tần sóng kiểu này của tất cả các hệ thống và tổ hợp phòng không trên thế giới được giữ bí mật. Và những tính năng liên quan tới chỉ số vùng tán xạ hiệu quả mà các tổ hợp phòng không có thể phát hiện cũng chỉ mang tính tượng trưng.
Ví dụ, "Almaz-Antey" cho biết rằng các radar dẫn hướng trang bị ăng ten lưới mảng pha có thể phát hiện những mục tiêu bay thấp với vùng tán xạ hiệu quả là 0,02m2 ở khoảng cách 90km.
Nhưng điều đó không có nghĩa như vậy, vì trên thực tế những ai quyết định thử nghiệm tính năng có thể sẽ thất vọng. Thêm vào đó, chỉ số này chưa tính tới hoạt động của tổ hợp trong thành phần mạng lưới gồm các trạm radar phân tán.
Đồng thời, không nên tin vào sự khẳng định của cả công ty "Lockheed Martin" về diện tích phản xạ radar của tiêm kích F-35 chỉ là tương đương 0,001m2, có nghĩa là thấp hơn 5 lần F-22.
Tuy nhiên các chuyên gia, không chỉ của Nga, mà cả nước ngoài, đều khẳng định một cách thống nhất rằng về tính năng khó bị phát hiện, F-35 còn thua xa F-22. Và vùng tán xạ hiệu quả thực sự có thể dao động từ 0,04 đến 0,2m2.
Tuy nhiên, có khả năng đo chính xác được vùng tán xạ hiệu quả của F-35. Mỹ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các máy bay tàng hình của mình.
Đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ cũng mua của Nga hệ thống tên lửa phòng không S-400, điều mà khiến Washington vô cùng tức giận khi doạ sẽ trừng phạt Ankara. Và điều đó có thể hiểu được, người Thổ có thể dùng hệ thống của Nga để nghiên cứu F-35 về khả năng khó bị phát hiện một cách đa chiều.
Và nếu như khả năng bị thổi phòng, thì nó có thể không chỉ làm Mỹ mất danh dự, mà kéo theo những thiệt hại về tài chính – dự kiến sẽ sản xuất 3 nghìn chiếc F-35 theo 3 phiên bản.
Chỉ mới đây thôi, đối với Mỹ, quân đội mà chỉ chú trọng vào các cuộc xung đột quân sự với đối thủ không được trang bị khí tài quân sự hiện đại, vấn đề "máy bay tàng hình bị phát hiện" không đáng phải lo ngại.
Hiện nay, Mỹ đang suy nghĩ rất nhiều đến vấn đề này. Đô đốc Jonattan Greenert, tư lệnh các chiến dịch hải quân đã đánh giá:
"Công suất của các máy tính đang tăng lên nhanh chóng kéo theo công tác nghiên cứu chế tạo những thiết bị cảm biến và các phương pháp mới mà trong tương lai sẽ gây khó khăn cho việc triển khai tất cả những ưu việt của thiết kế Stealth.
Đối diện với các hệ thống phát hiện mới và ngày càng tinh vi hơn, cuộc chiến để giành lấy khả năng tàng hình của các máy bay của chúng ta trong những thế hệ tiếp theo cần phải được đầu tư nhiều hơn".
Chính việc nghiên cứu chế tạo F-35 về mặt tài chính đã ngốn cực nhiều tiền, ước khoảng gần 60 tỷ đôla Mỹ.
Nhưng phương thức hiệu quả hơn hết theo ý kiến của đô đốc Greenert đó là chế tạo tên lửa "không đối đất" tầm xa, giúp cho các máy bay không phải tiến gần tới khu vực kiểm soát của hệ thống phòng không của đối phương khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Cũng như sử dụng các thiết bị bay không người lái để xuyên phá hệ thống phòng không nhằm mục đích đảm bảo an toàn bay cho lực lượng không quân có người lái.
Thậm chí, các máy bay này không cần thiết phải "tàng hình", có thể sử dụng các máy bay tiêm kích ném bom thế hệ thứ 4 với các thiết bị hiện đại và vũ khí tên lửa tấn công tầm xa.
Cho nên câu chuyện liên quan tới việc "máy bay tàng hình của Isarel khiến các hệ thống S-300 của Nga phải hổ thẹn" là trí tưởng tượng của "American Thinker". Tuyên bố về việc từ giờ "những người Nga bị xỏ mũi" sẽ rời khỏi Syria nghe lại càng lạ lùng hơn.
Thêm nữa, người Nga dường như trước đó, vào mùa xuân năm nay, từng cảm thấy xấu hổ: "S-400 đã không phản ứng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp hôm 14/4/2018, khiến một số quan sát viên đưa ra kết luận cho rằng các tính năng của hệ thống này đã bị thổi phồng", theo trang điện tử của Mỹ cho biết.
Cuối cùng "Thinker" thất vọng về những khả năng của các hệ thống phòng không Nga tới mức đưa ra dự đoán về một cuộc dạo chơi thảnh thơi của các máy bay F-35 Không lực Isarel tới Iran, nơi mà chúng sẽ tiêu diệt lò phản ứng hạt nhân ở Arak.
Được biết rằng lò phản ứng này đã bị đổ kín bê tông từ năm 2016, và hoàn toàn không hiểu tại sao phải không kích nó.
Tất cả những điều tưởng tượng này đều nhằm mục đích đánh bóng thương hiệu cho vũ khí của Mỹ và làm xấu đi hình ảnh vũ khí Nga.
Có thể hiểu được người ta. Nhưng việc không hiểu đầy đủ vũ khí của chính mình là điều không thể tha thứ. Trong bài viết khẳng định rằng cuộc không kích của các máy bay tàng hình đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho 50 căn cứ.
Thứ nhất, trong số 9 máy bay tiêm kích của Isarel, hai chiếc vừa mới được tiếp nhận. Và đương nhiên chúng đã hoàn toàn sẵn sàng cho công tác vận hành chiến đấu. Có nghĩa nhiều lắm chỉ có 7 chiếc, thậm chí còn ít hơn thế.
Thứ hai, mỗi chiếc F-35 chỉ có thể chứa được 4 1ủa tên lửa ở khoang bên trong. Từ đó cho thấy chỉ có không quá 28 quả tên lửa, thậm chí còn ít hơn thế. Làm thế nào để tấn công 50 căn cứ bằng chừng đó quả tên lửa là điều "Thinker" giữ kín. Có thể đây là những quả tên lửa sử dụng nhiều lần?
Nếu bố trí thêm tên lửa ở giá treo bên ngoài thì phép tính hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên lại không bình thường với khả năng khó bị phát hiện, vì khi đó vùng tán xạ hiệu quả của F-35 không khác gì so với F-16, chiếc máy bay tiêm kích không ứng dụng công nghệ tàng hình. Vì thế, hoàn toàn không thể hiểu được tại sao lại có thể nói về "sự hổ thẹn của S-300".
Tiêm kích F-35 biểu diễn khả năng vận động linh hoạt |
Theo Bảo Lam (Soha/Thời Đại)