1. Tết Nguyên Đán còn được gọi là Lễ hội mùa xuân
Người dân Trung Quốc gọi Tết Nguyên đán là Lễ hội mùa xuân. Dù thời tiết lúc này vẫn còn lạnh nhưng kỳ nghỉ Tết cũng là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của những ngày lạnh giá. Mọi người phấn khởi chào đón mùa xuân với những khởi đầu mới.
Theo sử sách xưa ghi chép, Lễ hội mùa xuân ban đầu là một ngày lễ để cầu nguyện các vị thần cho một vụ mùa bội thu và mùa màng bội thu.
2. Đốt pháo hoa vào đêm giao thừa xua đuổi ma quỷ và đón điều may
Người Trung Quốc cho rằng, pháo có thể xua đuổi quái vật và những điều xui xẻo. Vì vậy, mọi người thức đêm giao thừa và đốt pháo lúc nửa đêm. Vào buổi sáng, pháo nổ lại được sử dụng để chào đón năm mới và những điều may mắn.
Tuy nhiên tục lệ này cũng gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn và lo ngại về ô nhiễm không khí trong các thành phố ở Trung Quốc.
3. Tết Nguyên đán là cuộc di cư lớn nhất trong năm ở Trung Quốc mang tên: Xuân vận
Phần quan trọng nhất của Tết Nguyên đán là đoàn tụ gia đình. Nhưng vì ở Trung Quốc hiện đại, hầu hết cha mẹ già sống ở các làng nông thôn trong khi con cái họ làm việc ở thành phố. Cuộc di cư trở về nhà và đi nghỉ được gọi là xuân vận hay còn còn là Di cư mùa xuân.
Được biết, do người người đổ về quê nên dẫn đến việc ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Thời gian sớm nhất bạn có thể mua vé tàu là trước 60 ngày. Nó dẫn đến một cuộc tranh giành vé điên cuồng theo đúng nghĩa đen.
4. Không được phép tắm, quét hoặc vứt rác,...
Không được phép tắm vào ngày đầu năm mới. Không được phép quét và đổ rác trước ngày mùng 5. Điều này là để đảm bảo rằng bạn sẽ không làm trôi đi sự may mắn.
Trước đó, có 1 này trước Lễ hội mùa xuân dành riêng cho việc dọn dẹp. Ý nghĩa của ngày này là quét sạch những điều xui xẻo và chuẩn bị đón nhưng điều tốt đẹp của năm mới.
Ngoài những điều cấm trên, một số tục lệ kiêng kỵ ở Trung Quốc còn có: Không cắt tóc trước ngày 2/2; không cãi nhau, chửi thề; không nói những từ thiếu may mắn như: cái chết, bệnh tật; không đập phá đồ đạc;...
5. Xủi cảo là món không thể thiếu trong bữa ăn đêm giao thừa
Vào bữa ăn đêm giao thừa, hầu hết mâm cơm trong mỗi gia đình ở Trung Quốc đều có món sủi cảo. Có nhiều nơi, người dân còn ăn liên tục trong các ngày tiếp theo của dịp Tết.
Tuy nhiên, phong tục này thường xuất ở ở miền Bắc. Ở miền Nam, người ta thích ăn chả giò (chả trứng) và viên gạo nếp trong món canh.
6. Người Trung Quốc thích trang trí mọi thứ bằng màu đỏ cho Tết Nguyên đán
Không chỉ pháo, người dân Trung Quốc cũng cho rằng màu đỏ cũng là "vũ khí" khiến ma quỷ, quái vật sợ hãi, bỏ chạy. Chính vì vậy, mọi người đều thích dùng màu đỏ để trang trí nhà cửa vào dịp đón năm mới.
Người Trung Quốc sẽ treo đèn lồng đỏ và dây ớt (thật hoặc giả), dán giấy đỏ lên cửa ra vào và cửa sổ. Quần áo mới cũng được cho là mang lại may mắn. Mọi người cũng sẽ thêm quần áo màu đỏ mới vào tủ quần áo trong dịp Tết.
Theo Thiên An (Saostar.vn)