Kết quả cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, chỉ riêng trong giai đoạn 1/9/2016-1/9/2017, 250 trẻ em ở độ tuổi tiểu học và trung học Nhật Bản đã tự tước đi mạng sống chính mình. Lý do dẫn đến tự sát rất nhiều, như thường xuyên bị bắt nạt tại trường học, các vấn đề gia đình hay áp lực bởi chuyện học hành và thi cử. Con số này tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, và cao nhất kể từ cột mốc 9/1986, năm chứng kiến tới… 268 trường hợp học sinh tự sát.
"Số lượng vụ tự tử của học sinh đang ở mức cao khủng khiếp, và đó là một vấn đề đáng báo động trên toàn xã hội", ông Noriaki Kitazaki, quan chức của Bộ giáo dục Nhật Bản bày tỏ sự quan ngại. Tuy nhiên, ông này thừa nhận rất khó để chỉ ra một nguyên nhân thực sự rõ ràng cho sự đột biến về số ca tự tử ở giới học sinh năm vừa qua.
Ngày 1/9 hàng năm - thời điểm bắt đầu năm học mới - cũng là lúc Chính Phủ Nhật Bản phối hợp cùng Cơ quan Cảnh sát quốc gia ghi nhận mức đột biến trong số ca tự tử của giới học sinh. "Thời gian nghỉ dài ở trường cho phép bạn ở nhà, và đây chính là quang thời gian thiên đường cho những học sinh thường xuyên bị bắt nạt. Nhưng khi mùa hè kết thúc, bạn phải quay trở lại trường học. Và một khi bạn bắt đầu lo lắng về việc bị bắt nạt, tự sát có thể xảy ra", Nanae Munemasa, 17 tuổi, 1 học sinh trung học đã tự sát hụt 2 lần, đã nói với CNN vè câu chuyện của mình vào năm 2015. Hầu hết các trường hợp thanh thiếu niên tự sát ở Nhật bản là học sinh trung học, với tỷ lệ chiếm xấp sỉ 80%.
Theo Thời báo Nhật Bản, trong năm 2016, Chính phủ Nhật Bản đã công bố kế hoạch giảm tỷ lệ tự sát của đất nước xuống ít nhất 30% vào năm 2026, đặc biệt là trong giới trẻ. Một phần của kế hoạch bao gồm việc bắt buộc mọi trường tiểu học và trung học cơ sở trên cả nước phải có những chuyên gia tâm lý. Cùng với đó, là sự ra đời của đường dây trợ giúp 24 giờ dành cho riêng cho học sinh.
"Chúng tôi đang cố gắng để loại bỏ hoàn toàn những thảm kịch như vậy. Nhưng thực tế là hàng trăm trẻ em đang tự tước đi mạng sống của họ (mỗi năm)", quan chức Bộ Giáo dục Koju Matsubayashi mới đây phát biểu. "Điều quan trọng là dạy cho trẻ học cách tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt, trước khi điều tệ nhất có thể xảy ra"
“Khủng hoảng tự tử” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Trong khi Nhật Bản từ lâu đã phải vật lộn với tỷ lệ tự tử cao – như là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong giới trẻ - vấn đề này cũng tồn tại trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Ở châu Á, chỉ duy nhất Hàn Quốc có tỷ lệ tự sát cao hơn Nhật Bản, theo Tổ chức Y tế Thế giới, với 26,9 ca tử vong trên 100.000 người trong năm 2017, so với 18,5 người ở Nhật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hồng Kông. Nghiên cứu của WHO năm ngoái cho thấy tự sát cũng có thể lây lan. Cái chết của một người hoặc nhiều người ở 1 phạm vi hẹp có thể làm tăng hành vi tự sát ở những người khác. Đặc biệt là nhóm người đã có ý nghĩ về việc tìm đến cái chết hoặc sống, học tập, làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ dẫn tới tự sát. |
Tầm Hoan/ SHTT