Người phụ nữ rút 35 triệu đồng nhưng ATM 'nhả' gấp đôi, 1 tuần sau ngân hàng liên hệ: Cô phải đền tiền!

23/11/2024 14:18:02

Dù không "chiếm đoạt" số tiền thừa mà ATM trả, nhưng người phụ nữ vẫn bị ngân hàng buộc chịu trách nhiệm với số tiền đã mất. Cảnh sát phải vào cuộc điều tra.

Sự cố tại cây ATM

Năm 2020, cô Linh ở Phúc Kiến đang cần tiền gấp nên đã đến ngân hàng rút 10.000 NDT (tương đương 35 triệu đồng). Trên đường đi, cô suy nghĩ, rút 1 số tiền lớn như vậy thì nên giao dịch trực tiếp tại ngân hàng sẽ an toàn hơn. Trước đó, cô từng gặp trục trặc khi rút tiền tại cây ATM như bị nuốt thẻ, hay giao dịch lỗi. Lần này cần tiền gấp, nên cô quyết định đến ngân hàng giao dịch trực tiếp để giảm rủi ro.

Tuy nhiên, khi đến ngân hàng, người phụ nữ nhận thấy mọi quầy giao dịch đều chật kín người chờ. Những người phía trước đều đang gửi tiết kiệm hoặc đang xử lý những công việc phức tạp khác nên quá trình giao dịch rất chậm.

5 phút trôi qua, cô Linh xếp hàng chờ đợi, đầy lo lắng, sốt ruột. Vì việc cần tiền đang rất gấp, cô đành chấp nhận rút tiền tại cây ATM ở cửa ngân hàng.

Người phụ nữ bước vào máy rút tiền, đóng cửa lại và bắt đầu một loạt thao tác rút tiền như thông thương. Sau khi nhập số tiền cần rút 10.000 NDT, máy ATM bắt đầu hoạt động và trả 10.000 NDT ở ô nhận tiền.

Người phụ nữ rút 35 triệu đồng nhưng ATM 'nhả' gấp đôi, 1 tuần sau ngân hàng liên hệ: Cô phải đền tiền!
Ảnh minh họa

Cô Linh nhận lấy tiền và thẻ ATM. Nhưng khi đang kiểm tra số tiền vừa rút, cô bất ngờ phát hiện máy ATM tiếp tục trả thêm 10.000 NDT nữa. Người phụ nữ có chút bối rối. Cô kiểm tra số tiền trên tay của mình: đã đủ 10.000 NDT. Cô kiểm tra hóa đơn rút tiền, phát hiện bản thân cũng đã nhập chính xác số tiền cần rút. "Vậy chuyện gì đã xảy ra?", cô Linh suy nghĩ.

Tuy nhiên, vì đang có việc rất gấp, cô ko có thời gian để băn khoăn nhiều. Sau khi đếm chắc chắn đủ số tiền của mình, cô đặt 10.000 NDT thừ còn lại dưới camera của cây ATM và vội vàng rời đi.

Rắc rối bất ngờ

1 tuần sau, cô Linh bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại liên quan đến việc rút tiền ngày hôm đó. Không tham số tiền không phải của mình, cô Linh nghĩ rằng mình sẽ được ngân hàng khen ngợi. Nhưng trái lại, đó là cuộc gọi yêu cầu cô có mặt tại ngân hàng để tra soát lại số tiền đã rút tại ATM lần trước.

Người phụ nữ rút 35 triệu đồng nhưng ATM 'nhả' gấp đôi, 1 tuần sau ngân hàng liên hệ: Cô phải đền tiền! - 1

Cô Linh được yêu cầu tường trình lại toàn bộ quá trình rút tiền ngày hôm đó. Phía ngân hàng yêu cầu cô Linh chịu trách nhiệm cho số tiền 10.000 NDT bị mất. Lý do họ đưa ra là cô Linh đã không gọi điện trình báo sự cố ở máy ATM dẫn đến số tiền 10.000 NDT bị người khác lấy mất.

Cô Linh làm rõ: "Trước hết, tôi không lấy đi 10.000 NDT máy rút tiền trả thừa. Thứ hai, 10.000 NDT đó tôi đã đặt dưới camera, và nhân viên ngân hàng có thể để kiểm tra lại camera. Thứ ba, tôi không có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải trả tiền cho những sai sót trong hoạt động của máy ATM".

Trước sự phản bác của người phụ nữ, phía ngân hàng nói rằng: "Kỳ thực, 10.000 NDT được đặt lại dưới camera mới lại phần tiền rút từ tài khoảncủa cô. Số tiền cô cầm đi là thuộc về ngân hàng."

Người phụ nữ hoàn toàn choáng váng sau khi nghe những gì nhân viên nói. Cô không ngờ rằng, dù không lấy số tiền mà máy ATM trả thừa cô vẫn phải chịu trách nhiệm.

Không thể giải quyết sự việc, cô Linh báo cho phía ngân hàng, nếu họ kiên quyết bắt cô chịu trách nhiệm thì cô sẽ báo cảnh sát để điều tra rõ ai mới là người phải đền tiền.

Ai là người phải chịu trách nhiệm

Người phụ nữ rút 35 triệu đồng nhưng ATM 'nhả' gấp đôi, 1 tuần sau ngân hàng liên hệ: Cô phải đền tiền! - 2

Tại cơ quan cảnh sát, luật sư được mời đến để làm rõ vấn đề. Phía luật sư phân tích vụ việc:

1. Người gửi tiền có hợp đồng giao dịch với ngân hàng. Khi người gửi tiền ký hợp đồng tiết kiệm với ngân hàng, ngân hàng có nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho tiền của người gửi tiền. Người gửi tiền không chiếm dụng lợi nhuận bất chính nên người gửi tiền không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

2. Người gửi tiền không có trách nhiệm giữ tài sản của ngân hàng. Nói cách khác, ngân hàng đóng vai trò là nơi giao dịch tiền gửi của người gửi tiền. Mặc dù bề ngoài có sự phân biệt giữa "A và B" nhưng người gửi tiền là Bên A không có quyền, nghĩa vụ giữ tài sản cho ngân hàng như Bên B. Ngược lại, khi người gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng phải đảm bảo; chịu trách nhiệm về sự an toàn tài sản của người gửi tiền. Nếu có tổn thất thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm tương ứng.

3. Tiền mặt là tài sản đặc biệt, ngân hàng và cá nhân đều không thể chỉ ra cụ thể chủ sở hữu tiền mặt. Về nguyên tắc, tiêu chuẩn để phân chia quyền sở hữu là ai sở hữu. Tuy nhiên, dù cô Linh đã thực hiện giao dịch số tiền 20.000 NDT tại cây AMT. Nhưng khi rời đi, cô chỉ lấy 10.000 NDT của mình. Tức là cô ấy chỉ nắm giữ tiền mặt trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, 10.000 NDT còn thiếu đã bị kẻ khác lấy đi để kiếm lợi bất chính. Ngân hàng cần phải buộc người này phải chịu trách nhiệm.

4. Mặc dù cô Linh có liên quan đến việc làm mất số tiền 10.000 NDT nhưng cô ấy không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Bởi vì khi người gửi tiền gửi hoặc rút tiền từ máy rút tiền tự phục vụ, nếu máy ATM gặp trục trặc thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất liên quan và người gửi tiền không có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả.

Tóm lại, mối quan hệ giữa người cô Linh và ngân hàng là hợp đồng lưu trữ chứ không phải hợp đồng rút tiền. Việc rút tiền và gửi tiền đều là sự thực hiện hợp đồng lưu trữ. Hoạt động của máy rút tiền tự động là công việc của ngân hàng. Không có mối quan hệ nhân quả pháp lý nào giữa số tiền được phát ra bởi máy rút tiền tự động và người rút tiền. Nghĩa là không có hành vi vi phạm pháp luật, và không có lỗi. Đồng thời, không có cơ sở pháp lý để người rút tiền phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Cảnh sát quyết định, ngân hàng phải chịu trách nhiệm chính về sự việc này. Nếu không thể tìm ra kẻ lấy đi 10.000 NDT phía ngân hàng tự chịu trách nhiệm.

Vậy khi có sự cố tương tự tại cây ATM, bạn nên xử lý thế nào?

Theo luật sư, nếu lúc đó cô Linh không rút tiền thì cây ATM đã không trả thêm 10.000 tệ. Vì vậy, ngân hàng lấy đây làm lý do để yêu cầu bồi thường cũng không phải là không có lý.

Thứ hai, khi xảy ra sự cố, cô Linh là người duy nhất có mặt tại hiện trường nên có nghĩa vụ bảo quản số tiền và thông báo cho ngân hàng càng sớm càng tốt.

Phía các ngân hàng cần chú ý đến những trục trặc của máy rút tiền tự phục vụ và tiến hành sửa chữa kịp thời, kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời những trục trặc.

Theo Lưu Ly (Nguoiduatin.vn)