Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế sống được bao lâu dưới lăng mộ lấp kín?

03/06/2023 18:40:28

Tuẫn táng tức là đem chôn người sống, thường là các nô tì và nô lệ, theo hoàng đế hoặc những người có chức quyền trong xã hội phong kiến thời xưa.

Trong thời phong kiến, quyền lực là tối quan trọng đối với các hoàng đế, ngay cả sau khi họ qua đời. Do đó, họ đã phát triển một hệ thống chôn cất sống gọi là bồi táng hay tuẫn táng, tức là chôn người sống cùng hoàng đế đã băng hà.

Rất nhiều hoàng đế trước khi băng hà đều chọn một số người mà họ muốn chôn cùng, trong đó có cả những thê thiếp được sủng ái.

Người bị bồi táng có thể sống trong mộ bao lâu?

Đối với con người, oxy, nước và thức ăn là thiết yếu và không thể tách rời, trong đó oxy là quan trọng nhất. Để biết được một người bị bồi táng sẽ sống thêm được bao lâu thì phải tính đến 3 yếu tố trên. Một người có thể tồn tại mà không cần thức ăn, nước uống trong khoảng một tuần, thậm chí hơn. Tuy nhiên, trong ngôi mộ hoàn toàn đón kín, không có đủ oxy để mọi người thở. Do đó, nếu thiếu dưỡng khí, những người bị bồi táng không thể sống sót quá 3 ngày.

Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế sống được bao lâu dưới lăng mộ lấp kín?

Ngoài ra, kích thước của lăng mộ cũng là một yếu tố quyết định. Nếu ngôi mộ lớn, không khí nhiều thì những người bị chôn sống cùng có thể sống thêm vài ngày. Ngược lại, mộ nhỏ thì họ chỉ có thể có khoảng 1 ngày để sống. Những người này dần chết ngạt do thiếu oxy trong nấm mồ.

Số lượng người bị bồi táng cũng góp phần quyết định họ sẽ chết nhanh hay chậm. Càng nhiều người thì thời gian sống càng bị rút ngắn. Một ngôi mộ bị phong tỏa hoàn toàn, lượng dưỡng khí ít ỏi không đủ để nhiều người sử dụng trong một thời gian dài.

Ngoài ra, áp lực tinh thần khi bị nhốt trong hầm mộ u ám cũng là nguyên nhân khiến những người bị tuẫn táng với hoàng đế chết nhanh hơn. Ban đầu, những người lính canh bên ngoài còn nghe thấy tiếng la hét, đánh đập và rên rỉ. Nhưng theo thời gian, những âm thanh đó sẽ giảm dần cho đến khi biến mất hoàn toàn.

Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế sống được bao lâu dưới lăng mộ lấp kín? - 1

Lịch sử chôn cất người sống

Bồi táng hay tuẫn táng nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng là hệ thống đã tồn tại từ rất lâu. Nó thường phổ biến trong các gia đình hoàng tộc. Rất nhiều hoàng đế thời phong kiến mơ đến sự trường sinh bất tử. Họ tìm đủ mọi loại thuốc trường sinh để sống mãi với thời gian. Nhưng trên thực tế, những đan dược ấy chẳng những vô dụng mà một số còn gây chết người.

Dù không thể tránh được cái chết nhưng những hoàng đế thời cổ đại lại tin vào thế giới bên kia. Họ cho rằng mình sẽ tiếp tục làm hoàng đế ở một không gian khác nên quyết định mang theo nhiều thứ để hưởng thụ.

Theo các ghi chép lịch sử, việc bồi táng người có thể bắt nguồn từ thời nhà Thương của Trung Quốc. Những nô lệ bị bồi táng ban đầu chọn vàng bạc, trang sức, một số con lợn và cừu làm đồ tang lễ. Nhưng về sau, họ lại thấy bản thân quá cô đơn và cần thêm người đi cùng. Họ thường chọn một vài cung nữ hoặc bỏ tiền mua mấy thường dân chôn cùng.

Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, phương pháp hiến tế người sống trở nên phổ biến. Sau khi con gái của Ngô Vương Hạp Lư qua đời, ông cảm thấy rất đau khổ và không muốn con rời bỏ thế giới này một mình. Vì vậy, Ngô Vương đã bắt nhiều người dân trên đường phố để chôn sống cùng con gái. Sau này, khi Ngô Vương chết đi, cũng có rất nhiều người cũng phải bồi táng cùng ông.

Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế sống được bao lâu dưới lăng mộ lấp kín? - 2

Tại nước Liêu thời Ngũ Đại Thập Quốc, hình thức bồi táng cũng được áp dụng để thể hiện địa vị của hoàng đế. Khi hoàng tử Gia Luật Bội qua đời, vua Liêu đã tung tin bên trong ngôi mộ của ông có một con hổ đặc biệt. Con hổ khơi dậy sự tò mò của người dân và họ lũ lượt kéo đến xem. Sau đó, những người này bị binh lính đẩy xuống lăng mộ để bồi táng cho hoàng tử.

Cách chôn cất kinh khủng này không thay đổi cho đến thời nhà Tần. Mặc dù Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa nhưng khi qua đời, ông không chọn người sống mà chọn những bức tượng nhỏ bằng đất nung để chôn cùng.

Vào thời nhà Hán và nhà Đường, các trường hợp bồi táng người sống còn rất ít. Hoàng đế lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, xây dựng hình tượng minh quân nhân từ nên không thể chấp nhận hình thức tang lễ như vậy.

Đến thời nhà Nguyên và Minh, phong tục tang lễ đạt đến đỉnh cao. Vào thời nhà Nguyên, việc bồi táng không chỉ phổ biến trong hoàng tộc mà còn được khuyến khích cho các hoàng tử, quý tộc khác làm theo. Vì là dân du mục nên tư tưởng nô lệ đã ăn sâu vào họ. Theo quan điểm của quý tộc nhà Nguyên, nô lệ không có địa vị và có thể bị hiến tế bất cứ lúc nào. Thời này, thứ bậc trong xã hội rất nghiêm ngặt. Người Mông Cổ là cao quý nhất, những hạng người khác có thể dùng làm vật hiến tế.

Sau khi hoàng đế Chu Nguyên Chương qua đời, 46 cung nữ đã bị chôn sống cùng ông. Họ đều là những người còn trẻ, đẹp, để giúp hoàng đế thực hiện giấc mộng hưởng lạc ở thế giới bên kia.

Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế sống được bao lâu dưới lăng mộ lấp kín? - 3

Đến thời nhà Thanh, hình thức tuẫn táng vẫn còn tồn tại. Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Thuận Trị đều mang theo những người hầu thân tín theo sau khi qua đời. Phải đến khi Khang Hy lên ngôi thì hệ thống mai táng tàn khốc này mới được bãi bỏ.

Trong nhiều bộ phim truyền hình, sau khi hoàng đế băng hà, 3.000 cung tần mỹ nữ trong hậu cung đã quỳ bên ngoài tẩm điện của hoàng đế khóc lớn. Họ có thể khóc thương cho nhà vua, cũng có thể khóc cho kết cục bi thảm của chính mình.

Những phương thức bồi táng

Người xưa đã nghĩ ra nhiều cách thức khác nhau để bồi táng. Phương pháp trực tiếp và đơn giản nhất là để người sống vào quan tài sau đó phủ đất lên, chôn đến khi người đó ngạt thở mà chết.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là những người xây lăng mộ cũng trở thành nạn nhân của hoàng đế. Rất nhiều thợ thủ công đã bị nhốt trong chính ngôi mộ mà họ xây để chờ thần chết đến.

Chôn sống trong quan tài chắc chắn là cách tàn nhẫn nhất. Phương pháp này là sự tra tấn kép đối với người đó, cả về tinh thần lẫn thể xác.

Từ hủ tục bồi táng trên, có thể thấy cuộc sống của người dân thường thời phong kiến khốn cùng tới mức nào. Họ không thể làm chủ cuộc sống và sinh mạng của mình, chỉ là món đồ để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của giai cấp thống trị.

Theo Bảo Linh (Phụ Nữ & Pháp Luật)