Nếu ‘chiến tranh Triều Tiên’ kết thúc sau Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, Hàn Quốc liệu có hủy bỏ luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc?

21/02/2019 13:24:05

Jin Namgung, sinh năm 1999, như bao thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi nhập ngũ, đang chờ đợi những thay đổi lớn lao từ nỗ lực hòa bình hóa trên bán đảo Triều Tiên, hủy bỏ hoặc ít nhất giảm bớt sự khắc nghiệt của Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ Thượng đỉnh Trump-Kim cuối tháng này.

Jin Namgung, sinh viên đại học năm nhất, sẽ bước sang tuổi 19 vào ngày 5/3 tới – cột mốc bắt buộc phải tham gia khám sức khỏe để nhập ngũ. Như tất cả các nam thanh niên Hàn Quốc, Namgung đã ghi danh nhập ngũ khi qua tuổi 18 gần 1 năm trước và tất nhiên việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, là điều khiến cậu vô cùng lo lắng.

Nếu ‘chiến tranh Triều Tiên’ kết thúc sau Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, Hàn Quốc liệu có hủy bỏ luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc?
Thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội vào các ngày 27-28/2 tới được chờ đợi có thể đem đến hiệp ước hòa bình cho bán đảo Triều Tiên

Nhưng rất có thể, vào thời điểm Namgung chính thức 19 tuổi, ngày 5/3, tức chỉ 5 ngày sau Hội nghị thượng đỉnh lần hai Donald Trump – Kim Jong Un tại Hà Nội kết thúc, với kỳ vọng lớn lao rằng sẽ tìm được giải pháp để kết thúc tình hình chiến sự trên bán đảo Triều Tiên, luật nghĩa vụ quân sự của Hàn Quốc sẽ chứng kiến một bước ngoặt thay đổi cực lớn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ​​gặp Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội vào các ngày 27-28/2 tới, trong hội nghị thượng đỉnh cấp cao lần hai giữa 2 nước, để đạt tới “tiến triển quan trọng nhất’ cho vấn đề phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên và một hiệp ước hòa bình giữa 2 quốc gia.

Tuần trước, Chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang, trong chuyến thăm và làm việc 8 ngày tại Mỹ nhận định hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra tại Hà Nội sẽ có ảnh hưởng lớn đến "số phận" Hàn Quốc.

“Chúng tôi rất muốn họ (Trump và Kim) hiểu rằng cuộc gặp thượng đỉnh lần hai có vai trò vô cùng quan trọng với người dân hai miền trên bán đảo Triều Tiên và nó sẽ định đoạt số phận đất nước chúng tôi".

Nếu ‘chiến tranh Triều Tiên’ kết thúc sau Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, Hàn Quốc liệu có hủy bỏ luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc? - 1
Chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang tin rằng "Thượng đỉnh Trum-Kim sẽ quyết định số phận Hàn Quốc"

Bất chấp nhiều nhà phân tích bày tỏ sự hoài nghi về khả năng ông Trump có thể dẫn dắt thành công cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà Nội, đồng thời không tin rằng Triều Tiên có ý định phi hạt nhân hóa, và mục tiêu của Bình Nhưỡng trước sau vẫn là làm suy yếu khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hàn Quốc nhưng những thanh niên như Namgung chắc chắn đang chờ đợi một kết quả tốt nhất có thể.

“Nếu được lựa chọn, tôi chắc chắn sẽ không thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào thời điểm này” – Namgung nói. Theo Namgung “nghĩa vụ quân sự bắt buộc là một sự lãng phí tuổi thanh xuân, làm ảnh hưởng đến tương lai của nhiều thanh niên trẻ trong một xã hội siêu cạnh tranh như Hàn Quốc”.

Tất nhiên, Namgung hi vọng rất nhiều vào một kết quả tích cực từ cuộc gặp thượng đỉnh Trum-Kimp tại Hà Nội, bởi nó chắc chắn sẽ quyết định đến tương lai cuộc đời anh.

Namgung, sinh năm 1999, gần nửa thập kỉ sau “Chiến tranh liên Triều” 1950-1953, sinh viên năm nhất Khoa “Nghiên cứu Khoa học Máy tính” ở Đại học Seoul thừa nhận, anh “không bao giờ coi Bắc Triều Tiên là kẻ thủ”.

Namgung, như bao thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi nhập ngũ, đang chờ đợi những thay đổi lớn lao từ nỗ lực hòa bình hóa trên bán đảo Triều Tiên, hủy bỏ hoặc ít nhất giảm bớt sự khắc nghiệt của Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ Thượng đỉnh Trump-Kim cuối tháng này.

Nếu ‘chiến tranh Triều Tiên’ kết thúc sau Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, Hàn Quốc liệu có hủy bỏ luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc? - 2
Những thanh niên Hàn Quốc đang đặt rất nhiều kì vọng rằng luật nghĩa vụ quân sự sẽ được hủy bỏ nếu thượng đỉnh Trump-Kim đạt được thành công tốt đẹp

Theo số liệu được cung cấp bởi Seoul, phần lớn Quân đội Hàn Quốc, với tổng số lượng 600.000 binh lính ở thời điểm hiện tại, là những thanh niên nhập ngũ theo Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Đa số các lính nhập ngũ theo nghĩa vụ quân sự đều được điều động tới các địa điểm xa xôi hoặc dọc biên giới, nơi quân sự hóa nặng nề.

Giống như Namgung, Han Sang-kyu - một thanh niên 18 tuổi dự kiến ​​bắt đầu nghĩa vụ quân sự vào năm tới - cho biết anh không thù địch với Bình Nhưỡng. “Hàn Quốc hay Triều Tiên thì cũng là chung một cội nguồn dân tộc. Tôi hi vọng hai nước có thể thống nhất, người dân chung sống trong hòa bình một ngày không xa” – Han nói.

Lim Tae-hoon, giám đốc Trung tâm Nhân quyền Quân sự Hàn Quốc tại Seoul, cho biết khoảng 60.000 tân binh Hàn Quốc đã chết kể từ năm 1953 (thời điểm 2 miền Triều Tiên đạt được thỏa hiệp ngừng bắn) do một loạt các nguyên nhân bao gồm tự tử, tai nạn súng đạn và sơ suất y tế. Không ai trong số họ chết bởi giao tranh trên chiến trường.

Kim Dong-yup, một nhà phân tích tại Đại học Kyungnam, cho biết còn quá sớm để nói về việc bãi bỏ Luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Theo ông Kim, có lẽ sẽ mất nhiều thời gian để Hàn Quốc chuyển đổi sang một hệ thống quân sự tình nguyện, ngay cả khi mối quan hệ với miền Bắc tiến triển tốt.

Nếu ‘chiến tranh Triều Tiên’ kết thúc sau Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, Hàn Quốc liệu có hủy bỏ luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc? - 3
Nghĩa vụ quân sự bắt buộc của Hàn Quốc thuộc loại khắc nghiệt nhất Thế giới

Chế độ nghĩa vụ quân sự của Hàn Quốc bắt đầu được thực hiện từ năm 1957 tới nay. Theo đó, mọi nam giới của nước này trong độ tuổi từ 18 tới 35 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nữ giới không bắt buộc, nhưng được phép tình nguyện gia nhập.

Theo luật pháp Hàn Quốc, nam giới bước qua tuổi 18 sẽ phải ghi danh nhập ngũ. Khi bước qua tuổi 19, thanh niên sẽ phải khám sức khỏe để nhập ngũ, tuy nhiên chưa bắt buộc nhập ngũ ngay mà có thể được hoãn.

Tùy từng binh chủng mà thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên Hàn Quốc sẽ dài, ngắn khác nhau. Ví dụ như Lục quân hay Thủy quân Lục chiến là 21 tháng, 23 tháng cho Hài quân và 24 tháng cho Không quân.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những quân nhân này sẽ được đưa vào danh sách dự bị. Trong vòng 6 năm sau khi xuất ngũ, những quân nhân dự bị này sẽ được tập huấn mỗi năm vài tuần để ôn lại các kỹ năng chiến đấu của mình.

Thanh niên Hàn Quốc nếu muốn được miễn nghĩa vụ quân sự sẽ phải giành được huy chương vàng ở Olympic hoặc ASIAD - như một cách mang vinh quang về cho tổ quốc. Tuy nhiên họ vẫn sẽ phải trải qua khóa huấn luyện tập trung kéo dài 4 tuần.

Bắt đầu từ năm 2017, quân đội Hàn Quốc đã tăng lương và trợ cấp cho binh lính thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó, tổng lương và trợ cấp của cấp bậc binh nhì vào khoảng 163.000 Won - tương đương 151 USD/tháng, Binh nhất là 163 USD/tháng, hạ sĩ là 181 USD/tháng và Trung sĩ là 200 USD/tháng.

THANH XUÂN (SHTT)

Nổi bật