Đầu tháng 5/2015, hải quân Pháp đưa một số tàu hải quân của mình tới giao lưu với hải quân Trung Quốc, trong số đó có tàu đổ bộ trực thăng Dixmude thuộc lớp Mistral của Pháp.
Hai bên đã có cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn chung trên biển và Trung Quốc được tận mục sở thị Mistral diễu võ dương oai. Ngay lập tức dấy lên tin đồn rằng Paris đang tìm cách chào hàng Bắc Kinh để bán 2 chiếc tàu từ hợp đồng của Nga cho nước này.
Hiện tại, Paris đang lâm vào tình cảnh rất khó khăn khi dưới sức ép của Washington, họ đã đơn phương hủy hợp đồng và không bàn giao hai con tàu này cho phía Nga. Tuy nhiên, khoảng tiền bồi thường sẽ lên tới 3 tỷ euro (khoảng 4,05 tỷ USD). Đây là con số thực sự khổng lồ.
Vì lý do đó, Pháp đang tìm mọi cách để bán 2 chiếc Mistral này cho bên thứ ba để lấy tiền đền bù cho Nga. Các ứng cử viên có thể mua tàu là Ấn Độ, Brazil, Ai Cập, Canada, Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc được cho là khách hàng tiềm năng nhất.
Chiến hạm Mistral Dimuxe của Pháp tập trận chung với hải quân Trung Quốc |
Ông lập luận, Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc. Họ không thể để Bắc Kinh sở hữu loại tàu đổ bộ "khủng" như Mistral vì như thế chẳng khác nào "hổ chắp thêm cánh" cho Hải quân Trung Quốc.
Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông buộc Mỹ phải triển khai lực lượng nhằm ngăn chặn các tham vọng vô lý của họ.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đang đẩy mạnh tốc độ đóng mới các tàu đổ bộ. Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 3 tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng Type-071 Ngọc Chiêu. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang lên kế hoạch đóng tàu đổ bộ trực thăng Type-081 tương tự như Mistral. Tuy nhiên, các kế hoạch diễn ra khá chậm do những khó khăn kỹ thuật.
Do đó, theo các chuyên gia, mua tàu Mistral sẽ giải quyết bài toán khó của Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi Washington đã "ngăn chặn" Pháp chuyển giao tàu cho Nga thì càng không có cơ hội nào cho Trung Quốc. Dù Pháp có muốn bán cho Trung Quốc, Mỹ cũng không đồng ý.
Bên cạnh đó, châu Âu đang cấm vận vũ khí với Bắc Kinh nên việc mua phương tiện chiến tranh có tính chiến lược như Mistral càng không có cơ sở.
Chiến hạm Mistral của Pháp tiến vào quân cảng của Trung Quốc |
Theo Naval-technology, Mistral là lớp tàu đổ bộ trực thăng rất mạnh, chở theo 16 trực thăng hạng nặng, 70 xe thiết giáp hạng nhẹ hoặc 59 xe tăng-thiết giáp kết hợp trong đó có 13 xe tăng chiến đấu chủ lực.
Ngoài ra, tàu có thể chở 450 binh lính, 2 tàu đổ bộ khí đệm. Điểm đáng lưu ý là Pháp đã sửa đổi tàu Mistral để phù hợp với trực thăng Ka-27 hoặc Ka-28. Hai loại trực thăng này có trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Với thực lực công nghiệp quốc phòng khá mạnh, Bắc Kinh cũng có thể sửa đổi lại tàu Mistral để phù hợp với đường lối quốc phòng của nước mình.
Bên cạnh đó, Trung Quốc có đủ cơ sở hạ tầng, hậu cần để sử dụng hiệu quả 2 tàu Mistral. Nếu Trung Quốc có 2 chiến hạm này, năng lực giám sát, đổ bộ tấn công của họ sẽ lên một tầm cao mới.
Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác có khả năng mua Mistral thực tế đếm trên đầu ngón tay và rất khó thành công. Với Ấn Độ, họ có nền tảng quốc phòng gần giống Trung Quốc, tuy nhiên quốc gia này đang tập trung đóng tàu sân bay và tàu ngầm, tàu đổ bộ không phải là ưu tiên số một của họ.
Đồng thời, New Delhi là một khách hàng tham vọng khi luôn muốn đi kèm những điều khoản hợp đồng liên quan đến chuyển giao công nghệ. Do đó, Mistral khó có thể được bán cho quốc gia này.
Trong khi đó, Brazil hiện đang vướng vào khó khăn kinh tế và phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Còn các chuyên gia quân sự cho rằng Ai Cập không đủ quyết tâm sở hữu hai con tàu này.