Khi so sánh về tốc độ leo cao, ngoại trừ F-22 vẫn còn được bảo mật thông số thì ưu thế rõ rệt đã thuộc về MiG-29 (330 m/s), tiếp theo là Eurofighter Typhoon (trên 318 m/s), cuối cùng là JF-17 với chỉ số khá khiêm tốn (249 m/s).
Tiêm kích MiG-29 của Ba Lan bay rất thấp trước khi đột ngột kéo cao, màn trình diễn này làm khán giả nhớ lại chiếc Su-30LL do phi công thử nghiệm Anatoly Kvochur điều khiển tại sân bay Hà Hoa Trương Gia Giới (Zhangjiajie Hehua), Trung Quốc
Không những vậy, chiếc MiG-29 của Ba Lan còn gây ấn tượng (cả tích cực lẫn tiêu cực) bằng cột khói đen mù mịt khi động cơ khởi động và màn trình diễn bay thấp cách mặt đất chỉ khoảng 2 m trên quãng đường khá dài trước khi đột ngột kéo cao.
Trong khi đó tiêm kích F-22 của Mỹ với lợi thế của động cơ có bộ phận chỉnh hướng phụt, nó yêu cầu quãng đường cất cánh rất ngắn và đã thực hiện những động tác nhào lộn phức tạp, trong đó có cả "Pugachev's Cobra" một cách khá dễ dàng.
So với hai chiếc chiến đấu cơ trên thì có vẻ như JF-17 cùng với Eurofighter Typhoon không thực sự gây được ấn tượng mạnh, nguyên nhân có thể do góc quay của camera hoặc phi công còn giấu bài?
Tiêm kích MiG-29, F-22, JF-17 và Eurofighter Typhoon trong màn so tài "cất cánh thẳng đứng" |