Loạt vũ khí "khủng" của Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga phải dè chừng

07/12/2015 12:45:30

Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO đồng thời là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, vì vậy sức mạnh quân sự của họ cũng khiến các nước khác và Nga phải dè chừng.

Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO đồng thời là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, vì vậy sức mạnh quân sự của họ cũng khiến các nước khác và Nga phải dè chừng.

1. F-16: Không quân TNK có 168 máy bay tiêm kích đa năng F-16C và 40 máy bay tiêm kích huấn luyện F-16D. Đại đa số chúng được sản xuất theo giấy phép trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ

 
Điểm mạnh của biến thể F-16C/D là hệ thống radar tầm xa AN/APG-68 phạm vi hoạt động lên tới 300km, với khả năng theo dõi 10 mục tiêu cùng một lúc

 
F-16C/D được trang bị 11 giá treo, mang 7,7 tấn vũ khí các loại như tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải cùng nhiều loại bom dẫn đường thông minh khác

 
Sức mạnh không chiến của F-16 TNK có được là nhờ vào tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM có tầm bắn 75-180km tùy phiên bản, đạt vận tốc lên tới Mach 4 (khoảng 5.000km/giờ) và có cơ chế dẫn đường quán tính, radar chủ động

 
2. Radar gây nhiễu Koral: Hệ thống radar gây nhiễu di động Koral mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một "đối thủ" đáng gờm với bất cứ quân đội nào. Được thiết kế và chế tạo bởi Tập đoàn Aselsen của Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống Koral được thiết kế để đánh lừa radar của đối phương

 

Bán kính hoạt động hiệu quả của Koral lên tới 150km, đồng thời có thể đánh lừa các loại vũ khí không đối không, không đối đất ... Hệ thống radar gây nhiễu mới này sẽ gây khó cho không quân Nga nếu có một cuộc xung đột quân sự giữa hai nước xảy ra

 

3. Tàu ngầm lớp Gur: Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu 4 tàu ngầm lớp Gur, vốn được xem như một trong những loại tàu ngầm diesel-điện tốt nhất thế giới. Ra đời dựa trên mẫu Type 209 T2/1400 của Đức, tàu ngầm Gur được trang bị các tên lửa đối hạm Harpoon (UGM-84) cũng như các ngư lôi hạng nặng Tigerfish của Anh và DM2A4 của Đức

 
Tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ còn trang bị hệ thống phát hiện mục tiêu tối tân và trở thành "kẻ đi săn" nguy hiểm, có thể đe dọa các tàu nổi của Nga ở đông Địa Trung Hải

 
4. Tàu hộ tống tàng hình Ada: Chiến hạm lớp Ada của Thổ Nhĩ Kỳ là một vũ khí lợi hại trên biển nữa có thể gây khó khăn cho các nhóm tàu mặt nước và hậu cần Nga trên Địa Trung Hải

 

Được thiết kế và sản xuất trong nước, Ada được trang bị 8 tên lửa Harpoon Block II, đại bác siêu nhanh OtoMelara 76,2mm cùng nhiều vũ khí khác

 
Ada có tính năng tàng hình cao, rất khó bị phát hiện do các tín hiệu âm, tín hiệu radar và hồng ngoại phát ra từ tàu đều được giảm thiểu. Được hỗ trợ thêm bởi một hệ thống radar khó bị ngăn chặn, Ada sẽ là mối đe dọa đáng kể với các chiến hạm Nga

 
5. Biệt đội tinh nhuệ SAT: SAT (Sualtı Taarruz Timleri/Đội tấn công dưới nước) là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể hoạt động trong mọi môi trường. Họ được huấn luyện để xâm nhập vào lòng địch từ trên không, trên bộ hoặc trên biển để tấn công các mục tiêu giá trị cao, và gây chia cắt

SAT cũng có thể tấn công các cơ sở cảng biển và tàu đang thả neo. Những thợ lặn chiến đấu này có thể tiến hành những nhiệm vụ gây tổn thất lớn cho hạ tầng ven biển Syria cũng như các tàu chiến Nga có mặt tại đây

Theo D.Nhung (Lao Động)

Nổi bật