Lo sợ học sinh bị trầm cảm, nhà trường bày cách giúp các em trút bỏ những áp lực trong học hành

21/04/2023 09:33:40

Những áp lực trong học tập cũng như cuộc sống gia đình sẽ được các em học sinh tại một trường học ở Trung Quốc ghi vào tờ giấy ghi chú rồi bỏ vào “chiếc hộp lo lắng” mà các giáo viên chủ nhiệm đã chuẩn bị sẵn. Đây là ý tưởng của một người giáo viên để học sinh giải tỏa áp lực trong thời điểm ngày càng có nhiều lo ngại về nạn tự tử của giới trẻ đại lục

Lo sợ học sinh bị trầm cảm, nhà trường bày cách giúp các em trút bỏ những áp lực trong học hành
Nhiều người trên mạng đã xúc động trước những dòng tâm sự sâu sắc mà các em học sinh để lại trong “chiếc hộp lo lắng” do giáo viên tạo ra. Ảnh: SCMP

Những dòng ghi chú đầy màu sắc mà những học sinh tiểu học để vào trong “chiếc hộp lo lắng” do các giáo viên chuẩn bị đã gây xôn xao mạng xã hội đại lục và khiến giới truyền thông phải vào cuộc. Từ đây những vấn đề phổ biến trong gia đình cũng như trên giảng đường ở Trung Quốc dần được hé lộ.

Một giáo viên họ Bạch ở tỉnh Sơn Tây, miền Trung Trung Quốc, đã nghĩ ra cách tạo một chiếc hộp cho phép các học sinh lớp 5 của mình viết ra những lo lắng rồi bí mật để vào trong như một cách để trút bỏ những lo lắng, phiền muộn. Đây cũng là cách mà người giáo viên hi vọng sẽ giúp ngăn ngừa những hậu quả to lớn hơn có thể đến với các em, và tất nhiên, mọi lời ghi chú đều được cô giữ bí mật, Đài phát thanh giao thông Thanh Đảo đưa tin.

Trong khi sáng kiến này của cô Bạch được nhiều người tán thành vì sự chu đáo và tâm lý trong bối cảnh số lượng học sinh tự tử vì áp lực hay bạo lực học đường có xu hướng gia tăng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng từ đây, những vấn đề phổ biến trong gia đình ảnh hưởng đến tâm lý học sinh dần được hé lộ ví dụ như chuyện vợ chồng đánh nhau hoặc ly thân cũng đều được các em viết lên trên các mẩu giấy.

“Cha mẹ luôn cãi nhau về chuyện tiền nong.” Một học sinh viết.

Lo sợ học sinh bị trầm cảm, nhà trường bày cách giúp các em trút bỏ những áp lực trong học hành - 1
“Chiếc hộp lo lắng” chứa đầy những tâm sự của các em học sinh về cha mẹ chúng. Ảnh: Douyin

“Bố mẹ em rất hay cãi nhau. Họ đã quyết định ly hôn và đấu tranh với nhau rất dữ dội trước tòa để tranh quyền nuôi người em trai 3 tuổi của cháu. Cuối cùng bố đã giành được quyền nuôi em, nên mẹ của cháu khóc suốt ngày vì việc này. Ngày nào cháu cũng nghĩ tại sao bố không để mẹ giữ quyền nuôi em. Tại sao em lại không được ở với mẹ.” Em khác tâm sự.

“Bố mẹ cháu làm việc ở một thành phố khác và không thường xuyên về nhà. Gia đình cháu rất nghèo và cháu sợ mình sẽ làm điều sai trái khi không có bố mẹ bên cạnh.” Em thứ ba viết.

Thậm chí một em khác nói hẳn về áp lực trong học tập ở gia đình mình: “Bố mẹ luôn thúc ép em học bất kể là thời gian nào và thường xuyên kiểm tra đồ đạc của em. Em cảm thấy không còn chút riêng tư gì cả.”

Cũng có học sinh viết về việc muốn vào một trong những trường cấp hai tốt nhất trong thành phố nhưng lại bị gia đình khuyên từ bỏ.

“Đã là thế kỷ 21 rồi, tại sao mọi người vẫn thích con trai hơn con gái. Có phải con trai là những người duy nhất có thể thành công trong sự nghiệp của họ?” Bé gái thắc mắc.

Trong hàng chục những dòng tâm sự mà cô Bạch đã đăng lên trang Douyin, nổi bật lên một ghi chú khiến cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Ghi chú có đoạn: “Thưa cô giáo, em rất khó chịu khi thấy cô hay phải dạy thêm dù đã hết giờ.”

Lo sợ học sinh bị trầm cảm, nhà trường bày cách giúp các em trút bỏ những áp lực trong học hành - 2
"Chiếc hộp lo lắng" được tạo ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều vụ tự tử ở giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: Douyin.

Dưới phần bình luận bài viết, rất nhiều cư dân mạng đã chia sẻ quan điểm của mình về tâm lý của các em học sinh lớp cô Bạch, cũng như của học sinh Trung Quốc ngày nay. Một cư dân mạng cho rằng, những suy nghĩ này của trẻ xuất phát từ sự lo lắng của cha mẹ về thành tích học tập của con mình.

“Tôi tự hỏi, khi nào những đứa trẻ ở Trung Quốc mới có thể lớn lên một cách hạnh phúc và khỏe mạnh.” Người này viết.

Trong khi đó, một cư dân mạng khác bình luận: “Tôi hi vọng các bậc cha mẹ ở Trung Quốc đọc được những đoạn ghi chú này và biết cách để trở thành những bậc phụ huynh tốt.”

Cô Bạch cho biết, những dòng ghi chú mà cô đăng tải đều đã có được sự đồng ý của các em học sinh. Qua đây, người giáo viên cũng khiến cô nhận ra việc nuôi dạy và giáo dục con cái gặp nhiều khó khăn như thế nào.

Những dòng ghi chú này cũng đã được chuyển đến các bậc phụ huynh học sinh để họ tự biết cách điều chỉnh lại cách dạy dỗ con mình một cách phù hợp hơn nhằm đem lại hạnh phúc cho con trẻ.

QT (SHTT)

Nổi bật