Sẽ chẳng quá lời khi nói rằng Himba là bộ tộc độc dị nhất không chỉ trong phạm vi nước Ấn Độ mà còn là cả thế giới. Sở dĩ, danh xưng này được gắn cho tộc Himba bởi nơi đây có những quy định và luật lệ hết sức kỳ lạ. Nó khiến bất kể ai nghe đến cũng phải tròn mắt ngạc nhiên.
Người dân bộ lạc Himba cư trú ở tỉnh Kunain của Đông Bắc Namibia ở Châu Phi. Điểm dị biệt đầu tiên ở đây chắc chắn phải kể đến là phụ nữ chỉ tắm duy nhất 1 lần trong đời vào lúc họ kết hôn. Ngoài ra, họ bị cấm sử dụng nước, kể cả việc giặt quần áo.
Nhưng dù không được tắm bằng nước, phụ nữ Himba vẫn có bí quyết làm đẹp và giữ cơ thể không "bốc mùi". Theo đó, họ sử dụng otjize, hỗn hợp của đất son, bơ và các thành phần khác để bôi lên da. Nhờ đó giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và giữ cho da sạch. Hỗn hợp này cũng mang tính biểu tượng trong văn hóa Himba, đại diện cho sự kết nối với linh hồn tổ tiên và trái đất.
Ngoài ra, phụ nữ Himba còn sử dụng phương pháp tắm khói hàng ngày để giữ vệ sinh cá nhân. Đầu tiên, họ đặt than đang cháy vào một cái bát nhỏ đựng lá và cành cây Commiphora. Khi khói bốc lên, phụ nữ sẽ cúi đầu trước bát cho đổ mồ hôi. Để tắm toàn bộ cơ thể, họ choàng 1 tấm chăn lên giữ khói không thoát ra ngoài.
Điều kỳ lạ tiếp theo ở bộ tộc Himba quy định rằng đàn ông đã kết hôn phải đội khăn xếp trên đầu vĩnh viễn và không bao giờ được lấy ra. Đặc biệt, người ta quy định mỗi người đàn ông ở đây phải cưới ít nhất 5 vợ, nếu không sẽ bị phạt. Sính lễ chỉ cần 3 con bò (1 đực, 2 cái).
Một điểm lạ khác của bộ lạc Himba là mỗi đứa trẻ sẽ được gắn liền với 1 bài hát. Theo tín ngưỡng tức là người phụ nữ ngồi dưới gốc cây và nghĩ về bài hát để sinh con. Sau đó, cô sẽ hát bài hát đó cho chồng nghe.
Tiếp theo cả 2 sẽ quan hệ xác thịt, người phụ nữ có thai và đứa trẻ ra đời, người ta cho rằng bài hát chính là bản sắc của đứa bé. Và người dân sẽ nhận ra đứa trẻ bằng bài hát đó thay vì cái tên.
Dù giữ chế độ đa thê nhưng phụ nữ ở Himba đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Họ chịu trách nhiệm nuôi dạy và giáo dục con cái.
Đến nay, nhiều người Himba vẫn tiếp tục coi những tập tục truyền thống này như một khía cạnh không thể thiếu trong di sản văn hóa độc đáo của họ.
Theo Thiên An (Saostar.vn)