Kịch bản phương Tây vớt được tiêm kích MiG-29K

18/11/2016 08:36:00

Trong khi Nga chưa biết xử lý chiếc MiG-29K rơi trên Địa Trung Hải thế nào thì Moskva lại phải đối mặt với nguy cơ chiếc tiêm kích này lọt vào tay phương Tây.

Trong khi Nga chưa biết xử lý chiếc MiG-29K rơi trên Địa Trung Hải thế nào thì Moskva lại phải đối mặt với nguy cơ chiếc tiêm kích này lọt vào tay phương Tây.

Để trục vớt máy bay, Hải quân Nga có tàu cứu hộ KIL-158 của Hạm đội Biển Đen thường di chuyển từ căn cứ Sevastopol đến cảng Tartus của Syria để cung cấp nhu yếu phẩm cho lực lượng Nga.

Theo thiết kế, tàu này mang theo 1 tàu lặn có thể cứu hộ tàu ngầm ở độ sâu 300 m. Do vậy với độ sâu hơn 1 km (khu vực chiếc Mig-29K rơi) thì KIL-158 không có khả năng trục vớt máy bay MiG-29K.

 Kịch bản phương Tây vớt được tiêm kích MiG-29K  - Ảnh 1.
Tiêm kích MiG-29K

Trong trường hợp không thể trục vớt, phá hủy là phương án đã được Nga tính đến, tuy nhiên phá hủy chính xác mục tiêu nằm ở độ sâu này đang là thách thức với Hải quân Nga lúc này.

"Trường hợp tìm thấy xác máy bay, khó mà phóng bom chống ngầm xuống đó để phá huỷ cho chính xác ở độ sâu như vậy. Còn thả mìn biển thì vừa tốn thời gian và cũng không đảm bảo chính xác", một sĩ quan thuộc Hải quân Nga cho biết.

Và trong khi Nga chưa tìm ra giải pháp khả thi, lực lượng hải quân nước này đã tạm thời cấm tàu thuyền nước ngoài đến gần khu vực chiếc máy bay rơi.

Tuy nhiên, đây không được coi là biện pháp có thể giải quyết được vấn đề và Nga đang đứng trước nguy cơ để chiếc máy bay này lọt vào tay phương Tây.

Và trong trường hợp này, bí mật về hệ thống radar Zhuk-AE trên MiG-29K không còn độc quyền của Nga. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, radar Zhuk-AE cho phép máy bay được trang bị có thể phát hiện mục tiêu có diện tích lớn hơn 1m2 từ cự ly 140 km. Nó có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công cùng lúc 6 mục tiêu khác nhau.

Với anten chủ động cho phép Zhuk-AE nhận dạng và phân loại các mục tiêu nhóm và đơn lẻ, tấn công đồng thời mấy mục tiêu bằng vũ khí chính xác cao, cũng như truyền dữ liệu về tình hình chiến thuật cho các máy bay khác và thực hành đối kháng điện tử.

Radar Zhuk-AE bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong những điều kiện thời tiết phức tạp nhất, cũng như khi có đối kháng vô tuyến điện tử. Radar này sẽ vượt trội đáng kể các đối thủ về tính năng chiến-kỹ thuật và dùng để lắp cho các máy bay thế hệ mới, trong đó có MiG-35.

Theo Thùy Dung (Đất Việt)

Nổi bật