Khẩu súng trường bán tự động này đã theo chân lính Mỹ tới khắp nơi trên thế giới và quyết định kết quả Thế Chiến II.
Vào tháng 1.1945, vài tháng trước khi Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện Thế Chiến II, tướng Mỹ George S. Patton ca ngợi "là một vũ khí vĩ đại từng được phát minh".
M1 Garand được chế tạo bởi John Cantius Garand, người Canada gốc Pháp. 11 tuổi, ông chuyển tới Mỹ. 21 năm sau (1919), Garand bắt đầu thiết kế lô súng trường mới khi làm việc cho công ty Springfield Armony tại Massachusetts.
Đúng lúc này, khi thế chiến I vừa kết thúc, quân đội Mỹ đang cần một loại vũ khí mới ưu việt và có tính tự động cao hơn để tăng hiệu quả hỏa lực, vì họ đã thấy sự hữu dụng của súng bán tự động khi thử khẩu RSC 1917 do Pháp sản xuất.
Garand và M1 |
Tới 1920, Garand vẫn tập trung hoàn thiện thiết kế, thử nghiệm nhiều kết cấu khác nhau. Tới tận 1926, ông mới chuyển sang thử hệ thống trích khí ngang, khóa nòng lùi tự động. Thử nghiệm năm 1931 cho thấy M1 dễ sử dụng và có hiệu năng chuẩn. Hay nói cách khác, đó là loại vũ khí hoàn hảo.
Tuy nhiên, Garand có khá nhiều đối thủ, như John Peterson, nhà thiết kế vũ khí tài năng nhất nước Mỹ, lúc đó ra mắt loại đạn 7mm cùng khẩu 276 đi kèm. Tuy quân đội Mỹ thử nghiệm cả hai một lúc, họ dường như thích 276 hơn, rồi sau đó chuyển sang một khẩu bán tự động khác. Nắm bắt được khẩu vị, Garand lập tức thay đổi thiết kế và ngay lập tức chiếm được cảm tình quân đội.
Do khoan thẳng vào nòng sẽ khiến súng giảm tuổi thọ, nên Garand thiết kế hệ thống trích khí kiểu khác để thoát hơi. Bộ phận này ở gần miệng súng, thu lại khí gas thoát ra và đẩy vào piston mở khóa nòng, tạo thuận tiện cho việc mở và nạp đạn.
Khi M1 được giới thiệu lần đầu năm 1937, nó giúp một xạ thủ bắn 30 viên một lúc, gấp nhiều lần loại súng cũ, chưa kể việc nhắm bắn mục tiêu di động cũng chính xác hơn. Trước khi tham chiến Chiến dịch Torch tại châu Âu năm 1942, M1 đã được thử thách trong môi trường cát mịn, bùn, nước muối và cả tro núi lửa ở nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Nhược điểm duy nhất của nó là khối lượng lớn, khoảng 4kg, và phần cổ dày khiến việc di chuyển hơi bất tiện. Dù thế, thì quân đội Mỹ rất ưa thích M1 và dường như không phàn nàn gì, vì họ chỉ quan tâm tới hỏa lực là điểm mạnh lớn nhất, và nó giúp họ giành thế chủ động trên chiến trường.
Tháng 4.1945, khi quân Đồng Minh nắm chắc chiến thắng, tướng Patton đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với M1: “Đó là khẩu súng nguy hiểm nhất thế giới”. Cùng thời gian đó, ở trận Luzon, binh nhì John McKinney đã nhận huy chương danh dự vì tiêu diệt được 10 quân địch với một khẩu M1.
Sau Thế chiến II, M1 ngừng sản xuất nhưng sớm xuất hiện trở lại vào chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Lạnh năm 1953. 340.000 khẩu được lắp ráp năm 1956. M1 lại được thử nghiệm một lần nữa khi chiến thắng cái lạnh khắc nghiệt ở Hàn Quốc, dù mọi loại vũ khí khác đều bị vô hiệu hóa.
Chỉ trong một thời gian ngắn, M1 trở thành lựa chọn hoàn hảo trên toàn thế giới, từ Hàn Quốc, Đức, Pháp, Ý, Nhật, tới Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Dù thành công lớn, Garand không nhận lấy một đồng nào tiền bản quyền vũ khí, mà tiếp tục công việc thiết kế súng cho tới khi nghỉ hưu năm 1953 và qua đời năm 1974 ở tuổi 76. Trong hàng chục năm, tổng cộng có hơn 5,5 triệu khẩu M1 được sản xuất và giúp Mỹ giành nhiều lợi thế lớn, đặc biệt trong Thế chiến. Khẩu M14 thay thế thực chất được chế tạo dựa trên cơ chế của M1.
Trong quân đội, những khẩu M1 cuối cùng hoạt động tới gần 1980 và được thay thế bằng M14 và M16. Vài ngàn chiếc hiện giờ vẫn được bán như súng trường dân sự phục vụ săn bắn, nhưng vẫn sẽ được nhớ tới như công cụ quyết định trong Thế chiến II.