Khám phá sức mạnh "sát thủ diệt chim sắt" RVV-MD của Nga

01/10/2015 10:02:33

Tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD được phát triển từ R-73 nhưng được trang bị hệ thống điện tử mới đem lại khả năng chiến đấu mạnh mẽ hơn.

Tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD được phát triển từ R-73 nhưng được trang bị hệ thống điện tử mới đem lại khả năng chiến đấu mạnh mẽ hơn.
Để bảo vệ hiệu quả không phận chiến đấu cơ cần có phạm vi tác chiến đủ rộng sử dụng tên lửa điều khiển dẫn đường. Với sức mạnh của các loại tên lửa tiêm kích có thể phá hủy bất cứ mục tiêu trong phạm vi rộng, tạo ra hệ thống đánh chặn hiệu quả.
 
Dự án tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD được phát triển bởi GosMKB Vympel Toropova. Sản phẩm RVV-MD không phải mẫu hoàn toàn mới mà được phát triển từ nền tảng tên lửa dẫn đường cũ R-73.
 

Tên lửa RVV-MD tại triển lãm MASK 2015. Photo Saidpvo.livejournal.com

 
Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị tác chiến mới, RVV-MD cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu. Ngoài ra, nhờ thiết kế mới cho phép sử dụng tên lửa trên các chiến cơ hiện đại.
 
Theo một số nguồn tin, dự án tên lửa RVV-MD bắt đầu triển khai vào cuối những năm 90 với mã tên P-73m. Cái tên RVV-MD lần đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu GosMKB Vympel năm 2007. Hai năm sau đó, nó đã được trưng bày tại gian hàng của công ty tại triển lãm MAKS-2009.
 

Tên lửa dẫn đường tự động thế hệ cũ R-73.

 
Mẫu RVV-MD mới được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không trong mọi điều kiện tác chiến, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên không khác nhau bất cứ lúc nào và ở bất cứ hướng nào. Ngoài ra, theo các nhà phát triển, nó có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất, bảo vệ cơ sở quân sự chống lại tấn công từ đối phương.
 
Nhìn tổng thể RVV-MD không khác phiên bản R-73, tổng chiều dài thân 2,92m, đường kính 0,17m. Phần đầu thiết kế hình nón đặt radar hình bán cầu trong suốt. Cánh tên lửa có cấu trúc hình chữ X, gần đầu gắn 4 cảm biến góc động học tự động điều chỉnh các tham số bay của tên lửa. Ngay sau cảm biến góc là bánh lái điều khiển khí động học có biên độ lắc 38,5cm. Ở đuôi có gắn cánh lái hình thang biên độ 0,51m. Trọng lượng ban đầu của tên lửa là 106 kg.
 
Cách bố trí khoang của RVV-MD tương tự P-73, được chia thành năm ngăn chứa thiết bị. Khoang đầu chứa đầu đạn tự dẫn và hệ thống điều khiển. Ngăn thứ hai chứa các thiết bị lái tự động và ngòi nổ. Khoang thứ ba đặt máy phát điện, khoang thứ tư chứa thuốc nổ. Khoang thứ năm đặt động cơ nhiên liệu rắn và cơ cấu truyền động cánh phụ.
 

Hình dáng thiết kế của RVV-MD với ngòi nổ laser quang học.

 
RVV-MD được trang bị đầu đạn dẫn đường hồng ngoại thụ động. Để nâng cao khả năng tác chiến sử dụng đầu tự dẫn hướng kép, sử dụng máy thu ảnh được làm mát, có thể xác định các mục tiêu trong phạm vi 120°, có thể di chuyển nghiêng 75° so với vị trí cân bằng.
 
Để tăng khả năng linh hoạt RVV-MD các bánh lái mũi và các cánh lái phụ đuôi sử dụng nguyên lý khí động lực học để thay đổi quỹ đạo tên lửa bằng cách thay đổi lực đẩy động cơ.
 
Khả năng tiêu diệt mục tiêu nằm ở đầu đạn nổ 8 kg làm bằng uranium nghèo. Để kích nổ có thể sử dụng hệ thống radar gián tiếp hoặc ngòi nổ laser quang học.
 
Tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả của tên lửa khi ngược hướng mục tiêu khoảng 300m, khi rượt đuổi có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách đến 40km. Nếu mục tiêu di chuyển ở nửa bán cầu sau phạm vi tiêu diệt chỉ 12km do mất thời gian chuyển hướng.
 
RVV-MD có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao từ 20m đến 20km với tốc độ bay của mục tiêu lên đến 2500 m/s. Xác suất bắn trúng mục tiêu trên 0,6.
 

Từ trái qua phải tên lửa RVV-MD, RVV-BD, RVV-SD tại triển lãm MASK 2015.

 
Trong nhiều năm, các thông tin về dự án RVV-MD không được tiết lộ. Đến cuối tháng 8 năm 2015 lãnh đạo của tập đoàn mới công bố dự án trên. Trưởng phòng đại diện của tập đoàn Boris Obnosov tại triển lãm MAKS-2015 cho biết, cuối năm nay công ty dự định sản xuất hàng loạt tên lửa tầm ngắn và tầm xa. Rõ ràng, các tên lửa tầm ngắn đó được ám chỉ chính là RVV-MD.
 
Tuy nhiên thời gian chính xác sản xuất hàng loạt, số lượng cung cấp và đơn giá không được tiết lộ. Như vậy, sau nhiều năm chờ đợi Không quân Nga sẽ được trang bị loạt tên lửa tầm ngắn RVV-MD, giúp tăng cường khả năng tác chiến của tiêm kích khi cận chiến.
 
Theo AntonRTI (Đất Việt)

Nổi bật