Đó là một đường băng rộng đi kèm một vài tòa nhà xuống cấp nặng nề, kết quả của việc bị lãng quên từ thời điểm năm 2000. Hai con đường, một ở cuối đường băng và hai phần ba khác của lối đi dọc theo dải bê tông, chúng cắt nhau ở phía Nam, tại làng Gjadër.
Không ảnh vị trí căn cứ Gjadër |
Tuy nhiên đây không phải tuyến giao thông bình thường mà là những đường lăn dùng để di chuyển các máy bay tiêm kích đánh chặn của Không quân Albania đến khu vực bí mật nằm sâu trong lòng ngọn núi phía Tây sân bay, hay còn được gọi là Căn cứ Không quân Lezhë-Zadrima.
Tiêm kích J-6 (bản sao MiG-19) do Trung Quốc sản xuất trong biên chế Không quân Albania được cất giấu trong lòng núi |
Các máy bay tiêm kích được giấu dưới lòng đất sẽ di chuyển trên đường làng để tới phi đạo và sẵn sàng cất cánh nhằm đáp trả mối đe dọa từ Không quân Nam Tư láng giềng.
Nhìn chung do tiềm lực quân sự hạn chế, các loại máy bay chiến đấu của Albania được cất giấu tại đây đều lạc hậu |
Ngoài hệ thống hầm chứa, đường lăn bí mật, Gjadër còn có lịch sử khá thú vị. Từ tháng 2/1994 đến tháng 4/1994, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã sử dụng nơi này để triển khai 2 máy bay trinh sát không người lái (UAV) Gnat-750 cho nhiệm vụ do thám lãnh thổ Bosnia & Herzegovina và Liên bang Nam Tư.
Sang năm 1995, Không quân Mỹ tiếp tục điều đến đây UAV Predator trong nhiệm vụ mang mật danh "Operation Nomad Vigil" kéo dài 120 ngày, họ đã mất một chiếc Predator.
Một chiếc tiêm kích J-6, khả năng rất lớn là nó đã bị hỏng |
Hệ thống sân bay ngầm là một "đặc sản" của các nước cộng hòa vùng Balkan, chi phí xây dựng của chúng cực kỳ khổng lồ. Ước tính người láng giềng Nam Tư đã phải bỏ ra khoảng 90 tỷ USD để tạo lập nên tổ hợp công trình đặc biệt trên, con số cụ thể của Albania chưa được công bố rõ ràng nhưng chắc chắn cũng chẳng hề nhỏ.
Do vậy thật đáng tiếc khi vào ngày 12/3/1997, người dân địa phương nổi dậy chống lại chính quyền Albania đã xông vào căn cứ, phá hủy tháp điều khiển, buộc các binh sĩ bảo vệ phải rút chạy.
Toàn bộ hoạt động tại sân bay Gjadër hiện đã bị ngừng trệ do thiếu kinh phí, tuy nhiên tổ hợp nhà chứa rộng lớn và phức tạp dưới lòng đất vẫn được tận dụng làm nơi lưu trữ 50 chiếc tiêm kích không còn phục vụ trong biên chế.
Hy vọng trong tương lai Gjadër sẽ được hoán cải thành cảng hàng không quốc tế tương tự như sân bay ngầm Slatina tại tỉnh Kosovo.
Theo Nam Đồng (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)