Kế hoạch mua tàu ngầm điện-diesel xịn nhất thế giới của Philippines

17/10/2016 09:23:00

Trước những diễn biến khó lường do liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, Philippines đã mạnh tay chi cho mua sắm quốc phòng, trong đó có tàu ngầm Type 212.

Trước những diễn biến khó lường do liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, Philippines đã mạnh tay chi cho mua sắm quốc phòng, trong đó có tàu ngầm Type 212.

"Chúng tôi cần phải tăng tốc quá trình hiện đại hóa quân đội vì nhu cầu tự vệ. Philippines là điểm trung chuyển tự nhiên ở Thái Bình Dương và giờ chúng tôi đang xem xét liệu có cần phải có hạm đội tàu ngầm hay không".

Dù tuyên bố này mới chỉ úp mở về khả năng mua tàu ngầm của Hải quân Philippines nhưng trang tin Mb của Philippines hồi cuối năm 2015 đã tiết lộ thông tin hoàn toàn khác.

Ke hoach mua tau ngam dien-diesel xin nhat the gioi cua Philippines
Tàu ngầm Type 212 trong Hải quân Đức.

Theo nguồn tin này, Hải quân Philippines đã điều đến Đức một số lượng không xác định sĩ quan hải quân để học lái tàu ngầm.

Căn cứ vào thông tin này, gần như chắc chắn rằng Philippines đã quyết định mua ít nhất là 2 chiếc tàu ngầm Type 212 do Đức sản xuất. Tuy nhiên chưa rõ khi nào Philippines chính thức đặt mua tàu ngầm.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Type 212 được trang bị hàng loạt công nghệ quân sự đỉnh cao NATO.

Đặc biệt nhất là hệ thống đẩy không khí độc lập AIP giúp tàu ngầm Type 212 có lặn với thời gian lâu hơn, vượt xa thời gian lặn tối đa của lớp tàu ngầm Kilo 636 của Nga hay Scorpene của Pháp.

Điều làm nên sự khác biệt của Type 212 là việc chúng được thiết kế thủy động lực học độc đáo cho phép tàu ngầm này hoạt động ở những vùng nước sâu chỉ 17 m. Điều đó cho phép nó tiếp cận bờ biển gần hơn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào trên thế giới.

Ngoài ra, Type 212 được chế tạo từ loại thép không tạo ra từ tính giúp nó vô hình hoàn toàn với các thiết bị phát hiện từ tính (MAD) lắp trên tàu ngầm, máy bay săn ngầm và trực thăng săn ngầm. Hay nói cách khác, nó miễn nhiễm hoàn toàn trước các thiết bị MAD của cả Mỹ, NATO hay là Nga.

Đặc biệt, năng lực động cơ AIP trên tàu ngầm Type 212 đã được chứng minh. Hồi tháng 4/2006 tàu ngầm Type 212 số hiệu U-32 đã lập kỷ lục dành cho tàu ngầm phi hạt nhân khi lặn liên tục quãng đường 1.500 hải lý mà không trồi lên mặt nước.

Tháng 5/2013, tàu ngầm U-36 đã lập một kỷ lục khác khi lặn liên tục trong 18 ngày mà không cần sử dụng ống thở.

Về sức mạnh cơ bắp, tàu ngầm Type 212 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể triển khai nhiều loại ngư lôi hiện đại. Ví dụ như ngư lôi dẫn đường bằng cáp quang DM2A4 có tầm bắn lên tới 50km; ngư lôi WASSS A184 Mod.3; ngư lôi Black Shark và tên lửa hành trình chống hạm Harpoon.

Tương lai gần, Đức đang nỗ lực phát triển các tên lửa hành trình đối đất có tầm phóng xa hơn để triển khai cho Type 212.

Tuy kém hơn Kilo 636 ở hệ thống tên lửa hành trình, thế nhưng bù lại tàu ngầm Type 212 sở hữu hảo lực phòng không đáng gờm với hệ thống tên lửa IDAS dẫn đường bằng cáp quang có tầm phóng tới 20km (xa hơn hệ thống phòng không kiểu vác vai trên các tàu ngầm Nga).

Đặc biệt hơn, Type 212 thiết kế bệ phóng cho 3 UAV làm nhiệm vụ trinh sát, cũng như một khẩu pháo nhỏ 30mm Murane có thể hỗ trợ hoạt động tác chiến dưới nước.

Căn cứ vào nhiệm vụ có thể hoàn thành của Type 212 cho thấy, một khi Philippines chính thức đặt bút ký vào bản hợp đồng với nhà sản xuất Đức điều này cũng đồng nghĩa Type 212 sẽ là tàu ngầm điện-diesel hàng đầu thế giới vùng vẫy tại Biển Đông.

Clip tàu ngầm Type 212 của Đức

Theo Tuấn Hưng (Đất Việt)

Nổi bật