Không quân Trung Quốc đã chính thức trang bị hai loại máy bay chiến đấu mới Su-35SK của Nga và J-11D của Trung Quốc và đặc biệt chúng tương đối giống nhau.
|
Hình dạng bên ngoài phiên bản máy bay mới của Trung Quốc tương đối giống tiêm kích Su-35S của Nga. |
Điều này một lần nữa nghi ngờ rằng, Trung Quốc sao chép phiên bản của Nga. Và lưu ý rằng, đã rất nhiều lần họ bị cáo buộc sao chép các phiên bản vũ khí của các nướ khác.
Tuy nhiên cổng thông tin Mil.news.sina của Trung Quốc khẳng định rằng, máy bay chiến đấu J-11D có nhiều điểm khác biệt so với chiếc máy bay tiêm kích của Nga. Đặc biệt trên máy bay này được trang bị hệ thống radar loại mảng pha chủ động và động cơ WS-10 “Tayhanshan”. Tuy nhiên đại diện nhà sản xuất chưa xác nhận thông tin này, có thể đây là điều bí mật.
Máy bay tiêm kích Su-35S của Nga có lượng dự trữ nhiên liệu bên trong khoảng 11,5 tấn, trong khi đó theo nguồn tin này máy bay J-11D của Trung Quốc chỉ có khoảng 9 tấn, tức là chỉ ngang bằng với Su-27.
Tuy nhiên với khối lượng nhiên liệu này cho phép các máy bay có thể tuần tra khu vực biển Đông và phía nam Tây Tạng.
Với khả năng này, máy bay tiêm kích của Trung Quốc được xếp đứng ngang hàng với Su-30MKI của Ấn Độ và F-35 của Nhật Bản, loại máy bay được phát triển bởi công ty “Lockheeed Martin”.
Việc lực lượng Không quân Trung Quốc được trang bị cùng lúc hai loại máy bay tương đối giống nhau khiến các chuyên gia nghi ngờ. Lưu ý rằng, theo kế hoạch ban đầu Trung Quốc chỉ đặt mua không quá 2 máy bay chiến đấu của Nga, tuy nhiên cuối cùng họ đồng ý mua ít nhất 24 chiếc và đây là số tối thiểu để Nga đồng ý bán cho Trung Quốc.
Với kế hoạch này các chuyên gia tin rằng, nhiều khả năng Trung Quốc muốn mua phiên bản tiêm kích của Nga chỉ để sản xuất và cải tiến máy bay J-110D của mình.
Được biết biết hợp đồng mua 24 chiếc máy bay tiêm kích Su-35 với trị giá khoảng 2 tỷ USD, hợp đồng lớn thứ hai trong lĩnh vực mua bán vũ khí của Nga và Trung Quốc.
Một năm trước đó, hợp đồng mua 4 tiểu đoàn tổ hợp phòng thủ chống tên lửa S-400 với số tiền không nhỏ hơn 1,9 tỷ USD cũng đã được ký kết.
Tuy nhiên một trong hai hợp đồng này không được coi là hệ quả của cuộc khủng hoảng Ukraina. Các cuộc đàm phán trước đó đã bắt đầu từ năm 2010-2011.
Theo kế hoạch việc bàn giao cho lực lượng vũ trang Trung Quốc đã bắt đầu vào năm 2016 nhưng việc chuyển giao những thành phần chính sẽ tiến hành vào giai đoạn năm 2017-2018.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraina xảy ra và bị các nước phương Tây, Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đã đẩy Nga đến gần Trung Quốc hơn. Phía Nga và Trung Quốc đã tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác cả về kinh tế và lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng nhằm giải quyết vấn đề trước mắt, Nga đã đồng ý bán cho Trung Quốc nhiều loại vũ khí thế hệ mới mà không phải nước nào cũng có thể mua được.
Theo Nguyễn Giang (Đất Việt)