Phán quyết của tòa phá án tối cao kể trên liên quan tới kháng cáo từ phía cha mẹ của hai đứa trẻ, chống lại quyết định của một tòa án cấp thấp hơn, vốn buộc hai đứa trẻ phải thăm ông bà nội.
Vụ việc kéo dài nhiều năm bắt đầu khi ông bà và một người chú của hai đứa trẻ đưa vụ việc ra tòa án vị thành ở Milan, phàn nàn rằng họ không thể gặp chúng vì "những trở ngại mà cha mẹ chúng tạo ra. Gia đình này được cho là xảy ra xung đột từ lâu.
Ông bà của hai đứa trẻ đã thắng tại tòa vị thành niên và tòa phúc thẩm ở Milan hồi năm 2019, theo đó họ được gặp hai đứa trẻ với sự hiện diện của một cong nhân xã hội. Tòa án cũng cảnh báo cha mẹ của đứa trẻ về tổn thương tâm lý mà chúng có thể trải qua khi không được gặp người thân.
Cha mẹ hai đứa trẻ lập luận rằng bản thân chúng không muốn gặp ông bà, do căng thẳng trong gia đình. Họ đệ đơn phúc thẩm lên tòa án tối cao, và thành công đảo ngược phán quyết.
Tòa án tối cao Italy trong phán quyết cho rằng "không nghi ngờ gì về việc hai đứa trẻ sẽ hưởng lợi từ mối quan hệ với thế hệ trước", nhưng bản thân chúng đã phản đối mối quan hệ nên không thể buộc chúng gặp ông bà và chú, đặc biệt trong môi trường xung đột.
Do đó, tòa ra phán quyết rằng lợi ích của những đứa trẻ cần được đặt lên trên lợi ích của ông bà, và "một mối quan hệ không được chào đón, không mong muốn" không thể ép buộc, nhất là khi trẻ em đã có thể nhận thức và trên 12 tuổi.
Theo luật gia đình được ban hành ở Italy năm 2006, trẻ em có quyền bảo đảm mối quan hệ với ông bà, ngay cả khi cha mẹ ly hôn. Ông bà cũng có thể đề nghị tòa án ra phán quyết liệu quyết định của cha mẹ không cho họ gặp cháu có thể gây ra tổn hại cho đứa trẻ, đồng nghĩa với bất hợp pháp, hay không.
Đan Anh (Nguoiduatin.vn)