Đòn sấm sét "kinh thiên động địa"
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thông báo, vào khoảng nửa đêm ngày 13/05, 160 chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Israel từ 12 phi đội khác nhau đã ồ ạt xuất kích tung đòn sấm sét đánh vào hàng loạt mục tiêu của lực lượng Hamas ở thành phố Gaza.
Trọng tâm của cú đòn khủng khiếp này là các cơ sở hạ tầng quân sự của Hamas, đặc biệt là mạng lưới các đường hầm, các kho vũ khí ngầm, sở chỉ huy, tình báo và các trận địa pháo phản lực.
Trong 40 phút "kinh thiên động địa ấy", khoảng 450 quả tên lửa (có thể bao gồm cả bom có điều khiển chính xác) đã đồng loạt trút xuống các mục tiêu. Đây được đánh giá là cuộc tấn công lớn nhất trong lịch sử của Không quân Israel, và tất nhiên là lớn nhất kể từ khi giao tranh bùng phát vào đêm 10, rạng sáng ngày 11/05/2021.
Tính đến chiều nay, 15/05/2021, tổng cộng các nhóm vũ trang ở dải Gaza đã bắn vào Israel khoảng 2.200 quả rocket các loại, tuy nhiên, đa phần trong số chúng đã bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome đánh chặn, tuy vậy vẫn có một số quả tới được mục tiêu gây ra không ít tổn thất về người và cơ sở hạ tầng đối với Israel.
Có thể nói trong cuộc đọ sức này, các hệ thống Iron Dome - Vòm Sắt đã chứng minh được hiệu suất chiến đấu tuyệt vời, lấy lại được danh tiếng sau vài lần bắn hụt hoặc "bắn ma" do bị hoang báo vì "quá nhạy".
Mặc dù vậy, vẫn có một số chuyên gia nghi ngờ về việc Không quân Israel xuất kích cùng lúc một lượng lớn máy bay chiến đấu đến như vậy, tới 160 chiếc. Bởi lẽ, Hamas và các nhóm vũ trang khác ở Gaza làm gì có tên lửa phòng không và cũng chẳng có các mục tiêu có quy mô lớn đến mức cần phải có sự tham gia của số lượng "máy bay khủng" như thế không.
Có thể, Israel công bố như vậy nhằm khiến Hamas và các nhóm vũ trang ở Gaza sợ hãi, hoang mang, và rằng IDF đã sẵn sàng leo thang chiến sự tới mức cao nhất.
Nhớ về một trận đánh vô tiền khoáng hậu: Đẳng cấp Israel
Trong lịch sử Không quân Israel cũng đã từng có một trận đánh phải nói là "vô tiền khoáng hậu" như vậy.
Cụ thể, vào sáng ngày 09/06/1982, các chiến đấu cơ Không quân Israel (IAF) bắt đầu hoạt động trên vùng trời Li-băng ở 3 dải độ cao khác nhau.
Trong đó, các máy bay cường kích Kfir và Skyhawk bay dọc theo bờ biển từ Sidontới tới ngoại vi Beirut, yểm trợ hỏa lực gần cho lực lượng bộ binh và tấn công các mục tiêu của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
Ở dải độ cao thứ 2, trên 10.000 feet (3.000m), một đội hình tương tự bay vòng tại khu chờ, đợi lệnh. Ở tầng cao nhất, các máy bay cảnh báo sớm liên tục hoạt động để đảm bảo công tác chỉ huy trên không.
Nhóm máy bay đột kích đầu tiên được lệnh tấn công trạm radar của phòng không Syria ở đỉnh Jebel Baruk, đây là điểm chốt quan trọng có thể chỉ huy, giám sát một khu vực rộng lớn.
David Ivry - Tư lệnh Không quân Israel khi đó, đã được bật đèn xanh từ lúc 10h00 sáng để tiến hành chiến dịch tấn công, tuy nhiên ông đã tạm lùi xuống 2h chiều. Lúc 1h30 chiều, Tổng tham mưu trưởng Rafale Eitan ra lệnh cho Ivry hành động và các chiến đấu cơ Israel liên tục cất cánh theo từng cặp.
Đợt tấn công đầu tiên bao gồm 96 chiếc tiêm kích F-16 và F-15.
Đợt thứ hai tập trung vào tìm diệt các trận địa phòng không bắt đầu diễn ra từ 3h50 chiều với sự tham gia của 92 chiếc máy bay. Không quân Israel phải nói là hết sức cáo già khi chọn đúng thời điểm Không quân Syria ra lệnh cho các máy bay tuần tra chiến đấu trên không trở về căn cứ và hạ cánh.
Các chiến đấu cơ IAF mang theo các thùng gây nhiễu để bịt mắt radar đối phương. Sở chỉ huy không quân IAF ở Tel Aviv cung cấp cho Ivry một bức tranh chỉ huy toàn cảnh trong thời gian thực thông qua nhiều nguồn kết nối dữ liệu.
Các máy bay cảnh báo sớm E-2C góp công lớn nhất khi truyền toàn cảnh tình huống trên không liên tục về sở chỉ huy. Luôn luôn có 2 máy bay trinh sát không người lái hoạt động trên không chỉ thị các trận địa tên lửa phòng không.
Một đường thoại 2 chiều đối không kết nối giữa Ivry và các phi công của ông cho phép truyền đạt mệnh lệnh chỉ huy trong thời gian thực.
Lực lượng chủ công của Không quân Syria lúc này là tiêm kích MiG-21 và một số đáng kể các máy bay chiến đấu MiG-23 và Su-20 cũng được triển khai.
Tuy nhiên các chiến đấu cơ Không quân Syria lại hoạt động dựa trên các trạm chỉ huy mặt đất, đây là một điểm yếu chết người, bởi nếu thông tin bị gây nhiễu, các máy bay đang hoạt động trên không sẽ như mù, điếc.
Về phòng không, các trận địa tên lửa Syria kết hợp thành mạng lưới với nhiều loại SAM khác nhau gồm SA-2, SA-3 và SA-6 "ba ngón tay thần chết".
Các máy bay chiến đấu của IAF bao gồm F-15, F-16, F-6 và Kfir được trang bị tên lửa không đối không AIM-7F có đầu dò radar, tên lửa AIM-9L có đầu dò hồng ngoại và pháo 20mm.
Các máy bay trinh sát không người lái IAF tiến vào trước để khiến các trận địa tên lửa SAM của Syria bật radar, lập tức chúng bị định vị chính xác.
Ngay sau đó, các máy bay F-4 dưới sự yểm trợ của tiêm kích F-15 và F-16 đã đồng loạt lao vào công kích các trận địa SAM bằng tên lửa diệt radar AGM-78 và AGM-45.
Thời gian bay cực ngắn đã giúp các chiến đấu cơ F-4 IAF giảm thiểu nguy cơ bị phản đòn bởi tên lửa SAM. Phòng không Syria được cho là đã bắn tổng cộng tới 57 quả tên lửa SA-6 nhưng không thành công.
Để đáp trả và ngăn chặn cuộc tấn công, Không quân Syria cho xuất kích khoảng 100 chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, Không quân Israel tỏ ra là bậc thầy khi sử dụng các trạm gây nhiễu khiến toàn bộ MiG-21 và MiG-23 của Syria mất liên lạc với sở chỉ huy mặt đất, trong khi các máy bay F-15 và F-16 của IAF được máy bay cảnh báo sớm chỉ thị mục tiêu bắn hạ hàng loạt chiến đấu cơ của đối phương.
Do các trạm chỉ huy mặt đất bị gây nhiễu, phi công Không quân Syria không được chỉ dẫn để chặn kích những tốp máy bay Israel đang bay vào.
NÓNG: Tình hình đã mất kiểm soát, quân đội Israel chuẩn bị tấn công trên bộ, đột kích thẳng vào Gaza NÓNG: Cuộc chiến trên bộ Israel-Palestine chính thức bắt đầu - Hỏa lực trút như mưa, thương vong tăng sốc Lượng rocket khủng khiếp phóng vào Israel - "Trái tim" Tel Aviv lâm nguy, ầm ầm rung chuyển, chiến sự mất kiểm soát
Các máy bay Không quân Israel như đi dạo, đột kích xong an toàn trở về. Vào lúc gần 4h chiều, 14 trận địa tên lửa SAM của Syria đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Trong đêm hôm đó, IAF lại tiếp tục tiêu diệt Lữ đoàn thiết giáp 47 của Quân đội Syria ở phía Bắc Baalbek khi đang cơ động về phía Nam. Ngày tiếp theo, IAF đã phá hủy thêm 6 trận địa SAM khác, trong đó có 2 trận địa còn sót, chưa bị diệt hôm trước và 4 trận địa mới triển khai tới thung lũng Baqaa trong đêm.
Tổn thất lớn đến mức khiến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Syria Mustafa Tlass phải cay đắng báo cáo với Tổng thống Assad (cha của đương kim Tổng thống Syria hiện nay) rằng: "Không quân Syria đã bị loại khỏi vòng chiến, mất sức chiến đấu, còn tên lửa phòng không thì bị đánh tan tác, và vì thiếu sự bảo vệ trên không, Quân đội không thể chiến đấu được.
Tính tổng cộng, trong chiến dịch này, Không quân Israel đã bắn hạ từ 82-86 máy bay chiến đấu và hủy diệt 29 trận địa tên lửa phòng không của Syria. Trong khi đó, chỉ có 2 chiếc F-15 của Israel bị hư hại và 1 chiếc UAV bị bắn rơi.
Theo Bình Nguyên (Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)