Tái hiện vụ rơi máy bay chở 189 người ở Indonesia
Những bộ phận trên được tìm thấy hôm 1.11, một ngày sau khi tìm được hộp đen. Những phát hiện này sẽ giúp giải thích vì sao chiếc Boeing 737 rơi hôm 29.10 làm 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở cảng Tanjung Priok, Jakarta, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia - Muhammad Syauqi cho biết, lực lượng cứu hộ đã sử dụng một chiến lược khác trong quá trình tìm kiếm để định vị các mảnh vỡ máy bay, dùng tàu của một công ty dầu khí bởi nó thông thuộc ở vị trí này.
Ông Syauqi cho biết, thợ lặn của Cơ quan tìm kiếm cứu nạn và cảnh sát được cử đến khu vực tìm kiếm để trục vớt các mảnh vỡ.
Ông nói đội thợ lặn không nghe thấy tiếng ping từ hộp ghi âm buồng lái (CVR), được cho là đang nằm dưới đáy biển ở độ sâu khoảng 35 mét.
Trước đó, hôm 1.11, CNN đăng tải hình ảnh thợ lặn trục vớt được thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay, thường được gọi là hộp đen.
Chuyến bay xấu số mang số hiệu JT610 bị rơi 13 phút sau khi cất cánh từ sân bay thủ đô Jakarta đi Pangkal Pinang hôm 29.10.
Phó Giám đốc Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia - Haryo Satmiko nói với CNN rằng phải mất từ 2-3 tuần để đọc dữ liệu hộp đen và từ 2-3 tháng để phân tích dữ liệu.
Ngày 1.11, cảnh sát Indonesia nhận dạng nạn nhân đầu tiên của vụ tai nạn máy bay Lion Air là Nạn nhân được xác định là cô Jannatun Cintya Dewi, 24 tuổi, một công chức Indonesia đang tới Pangkal Pinang để làm việc.
Theo Khánh Minh (Lao Động)