Hiện tượng “Cưới khẩn trương, bỏ vội vã” ở Trung Quốc

08/02/2015 09:51:32

Một cặp trai gái con một cùng sinh năm 1988 ở Trấn Giang quen nhau chưa đầy 1 tháng đã cưới nhau, về ở cùng nhau được 20 ngày liền ly hôn, bỏ nhau được 2 tháng thì xin cưới lại, quay về với nhau được mấy tháng lại đưa nhau ra tòa đòi ly hôn.

Một cặp trai gái con một cùng sinh năm 1988 ở Trấn Giang quen nhau chưa đầy 1 tháng đã cưới nhau, về ở cùng nhau được 20 ngày liền ly hôn, bỏ nhau được 2 tháng thì xin cưới lại, quay về với nhau được mấy tháng lại đưa nhau ra tòa đòi ly hôn.

Đó là một trường hợp điển hình của hiện tượng “sản hôn, sản ly” (cưới khẩn trương, bỏ vội vã) đã trở thành vấn đề xã hội “nóng” ở Trung Quốc hiện nay.
 

Nơi chấm dứt của một cuộc hôn nhân cưới khẩn trương, bỏ vội vã.

Theo thống kê của Bộ Dân chính Trung Quốc công bố ngày 17/6/2014, năm 2013 cả nước Trung Quốc có 3,5 triệu cặp vợ chồng ly hôn, tăng 12,8% so với năm trước là năm thứ 10 tỷ lệ ly hôn tăng liên tiếp, trong số các cặp bỏ nhau, số cặp từ 25 đến 29 tuổi chiếm tới 35,2%. Các tỉnh thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh có tỷ lệ gia tăng cao nhất cả nước. 

Theo Tân Hoa xã, từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập (1949) đến đầu thế kỷ 21, thủ tục đăng ký hôn nhân khá phức tạp, khi kết hôn và ly hôn, hai bên nam nữ phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị, nhà nước, đoàn thể, xí nghiệp…chứng nhận họ tên, dân tộc, tuổi tác, xác nhận tình trạng hôn nhân rõ ràng thì mới làm thủ tục được. Đến năm 2003, Trung Quốc công bố và thực thi “Điều lệ quản lý đăng ký hôn nhân” mới, hủy bỏ yêu cầu về giấy giới thiệu. Điều đó có nghĩa là dù kết hôn hay ly hôn cũng không cần đến sự can dự của ngành (cơ quan) tổ chức nữa.

Ông Thượng Thiệu Hoa, Ủy viên Chính Hiệp (Mặt trận) toàn quốc phát biểu: việc đơn giản hóa thủ tục ly hôn đã khiến nhiều cặp vợ chồng trong trạng thái kích động chán nhau, trong lúc nóng giận, bất đồng vội vàng đi làm thủ tục ly hôn, sau đó tỉnh táo, hối hận thì không kịp. Ông nói, rất nhiều cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn được 1 năm, chỉ vì nhất thời bát đũa xô nhau, cơm không lành, canh không ngọt, tranh cãi nhau về những chuyện vặt vãnh kiểu như chê nhau lười, nấu ăn không ngon, đùn đẩy nhau làm việc nhà..v.v.. cũng dẫn đến ly hôn. Các cặp vợ chồng “song độc” (hai bên đều là con độc nhất) vốn được chiều chuộng, thường thiếu lòng khoan dung, tính vị tha, sau khi lấy nhau lại thiếu sự kiên nhẫn trong việc tìm kiếm sự hài hòa, hòa hợp, vì vậy số vụ ly hôn một cách khinh suất, vội vã ngày càng nhiều.

Phân tích về nguyên nhân số vụ ly hôn tăng cao liên tục, đại biểu quốc hội Hắc Tân Vụ cho rằng, ngoài việc thủ tục ly hôn đơn giản hóa ra, sự biến đổi của hình thái xã hội cũng giáng đòn mạnh vào sự ổn định của các gia đình, là một nguyên nhân gây nên tan vỡ. Mặt khác, với điều kiện cuộc sống vật chất nâng cao, mọi người cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng hôn nhân, nhu cầu tình cảm và kỳ vọng cao về tình yêu. Có những điều của đối phương trước đây thấy hợp, nay lại thấy không chấp nhận được.
 

Con cái là người lãnh hậu quả của những cuộc hôn nhân tan vỡ


Để giải quyết vấn đề “ly hôn vội vã” hiện nay, ông Thượng Thiệu Hoa cho rằng, xã hội cần xác lập cơ chế “trị liệu hôn nhân”. Khi mà đông đảo các thanh niên con độc nhất thế hệ 8X, 9X bước vào độ tuổi hôn nhân, hiện tượng “cưới khẩn trương, bỏ vội vã” sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Cần phải tu sửa trình tự thủ tục ly hôn và mở dịch vụ tư vấn hôn nhân để cứu vãn số lớn những cuộc hôn nhân không đáng đổ vỡ. Ông đề nghị: cơ quan lập pháp cần tu sửa trình tự ly hôn, tham khảo kinh nghiệm thiết lập “thời kỳ bình tĩnh suy ngẫm ly hôn” của các quốc gia tiên tiến; tức là sau khi cặp vợ chồng nộp thủ tục xin ly hôn, cần phải có “thời kỳ bình tĩnh suy ngẫm ly hôn” khoảng 3 – 6 tháng để họ bình tĩnh suy nghĩ, phân tích thận trọng, nếu vẫn quyết định ly hôn, khi đó mới phê chuẩn.

Trong khi đó, các chuyên gia phong thủy thì cho rằng sự đổ vỡ hôn nhân có vai trò quan trọng của yếu tố phong thủy; vì vậy để ngăn ngừa đổ vỡ, có một cuộc hôn nhân bền vững cần chú ý đến vấn đề khắc phục phong thủy. Cụ thể:

Thứ nhất, không đặt gương đầu giường. Một số người thích đặt tủ gương ở đầu giường để lúc nào cũng được ngắm mình và bạn đời, nhưng đó là điều đại kỵ về phong thủy, vừa dễ gây đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng sức khỏe, mà còn gây vợ chồng không hợp về tình cảm.

Thứ hai, hướng ngủ của vợ chồng. Đạo vợ chồng là “nhất âm nhất dương”, khi ngủ chồng nằm phía trái (tả), vợ bên phải (hữu). Nếu chồng nằm bên phải, vợ bên trái dễ gây nên âm dương không điều hòa, tình cảm vợ chồng ngày càng phai nhạt.

Thứ ba, trần phòng ngủ cần đơn giản. Một số người thích trang trí trần phòng ngủ sặc sỡ, rườm rà cho đẹp; nhưng về mặt phong thủy, trần nhà hoa văn, trang trí phức tạp sẽ bất lợi cho phụ nữ, người chồng dễ thay lòng, tìm nguồn vui ở người khác ngoài vợ.

Thứ tư, kỵđể những vật thể âm khí và hung khí vượng trong phòng, như: dao, kiếm, các vật trang trí có nhiều góc cạnh hay hình tam giác vì chúng dễ gây nên bất đồng, tranh cãi, dẫn tới hôn nhân tan vỡ.

Thứ năm, rèm cửa ảnh hưởng chất lượng hôn nhân. Không nên chọn những tấm rèm dày, nặng, màu sẫm có họa tiết, hoa văn quái dị, dữ dằn như hình đầu lâu, hổ báo, những họa tiết gây sốc trang trí phòng ngủ, phòng khách, vì chúng gây bất lợi cho chủ nhà.
 
Theo Thu Thủy (Tiền Phong)

Nổi bật