Hé lộ nguyên nhân khiến máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn

26/03/2019 15:32:46

Rò rỉ cuộc trò chuyện phút chót của phi công trong buồng lái trên JT 610

Giới chuyên gia hàng không cho rằng nguyên nhân khiến hai máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn ở Indonesia và Ethiopia trong vòng 5 tháng qua chính là do bay với tốc độ cao ở tầm quá thấp.

Theo dữ liệu hộp đen máy bay Boeing 737 MAX 8 mang số hiệu JT 610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air rơi vào tháng 10-2018, đã xảy ra hiện tượng máy bay lên cao xuống thấp kỳ lạ và tốc độ tăng lên đột ngột tới hơn 700 km/giờ. Giới chuyên gia hàng không nghi ngờ điều này có thể giải thích nguyên nhân vì sao máy bay Boeing 737 MAX rơi ở Indonesia.

Cả hai máy bay dường như đã đạt tốc độ cao ở những phút cuối cùng trước khi gặp nạn.

Hiện tượng này gọi là Blowback (đẩy lùi về sau) trong hàng không. Nó xuất hiện ở độ cao thấp, chẳng hạn như khi các phi công của hãng hàng không Ethiopian Airlines duy trì độ cao ở mức 1.500 m. Ở đó áp suất không khí cao, dẫn đến khả năng tử vong nhanh chóng.

Chuyên gia Bjorn Fehrm của website hàng không Leeham News (Mỹ) cho biết: "Các động cơ chuyển động các bề mặt điều khiển không thể chống đỡ được áp suất của không khí".

Hé lộ nguyên nhân khiến máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn
Chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 mang số hiệu JT 610 thuộc hãng Lion Air bị rơi ngoài khơi biển Java cuối năm 2018, gặp vấn đề về kiểm soát bay chỉ 2 phút sau khi cất cánh. Ảnh: DAILY STAR

Theo ông Fehrm, kịch bản hoàn chỉnh khiến hai chiếc 737 Max gặp nạn như sau: Cả hai máy bay đều có bộ cảm biến đo góc tấn máy bay bị lỗi. Dữ liệu sai khiến hệ thống máy tính không thông báo tình trạng nguy hiểm. Thay vì cứu máy bay, Hệ thống Tăng cường Tính năng Điều khiển (MCAS) mới được lắp đặt trên máy bay 737 MAX đã tự động điều chỉnh để đuôi của bộ thăng bằng lái máy bay chúi xuống.

Đó là điều phi hành đoàn ở cả hai chuyến bay gặp nạn ở Indonesia lẫn Ethiopia đều cố gắng ngăn chặn bằng cách chống lại các lệnh điều khiển sai của nhân viên kiểm soát không lưu và điều khiển máy bay theo hướng ngược lại. Có thể nói, sự việc xảy ra tương tự như hình ảnh nhún nhảy của người chăn bò phóng ngựa, di chuyển lên xuống đầy tuyệt vọng như trò chơi tàu lượn siêu tốc.

Đồng thời, các cơ trưởng đã tăng tốc máy bay để ngăn chặn máy bay mất điều khiển và bắt đầu rơi. Phi công làm điều này gần như theo bản năng để tự cứu mình. Theo ông Fehrm, khi đó xảy ra hiện tượng giật lùi. Trong dữ liệu chuyến bay của hãng Lion Air được công bố trong một báo cáo tạm thời của Hội đồng tai nạn máy bay Indonesia, có thể thấy sự gia tăng tốc độ, máy bay đã tăng tốc lên hơn 550 km/giờ trong khu vực xảy ra hiện tượng giật lùi - the ông Fehrm.

Các động cơ không thể chống lại dòng không khí lưu chuyển dữ dội vào thời điểm đó. Hậu quả là, máy bay đã thua trong cuộc chiến chống lại các định luật vật lý. Thời điểm này là "chết người", theo chuyên gia Fehrm. Ông Fehrm cũng thắc mắc tại sao sau vụ tai nạn của Lion Air, những người chịu trách nhiệm không cảnh báo về khả năng tăng tốc quá cao.

Tuy nhiên, nguyên nhân của vụ tai nạn hiện vẫn chưa rõ ràng và những lời giải thích trên mới chỉ là một giả thuyết. Dầu gì đi nữa, hãng Boeing không tránh được những câu hỏi về trách nhiệm.

Theo H.Bình (Nld.com.vn)

Nổi bật