Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy hàng nghìn năm trong các Kim tự tháp, đổ nước hay thổi gió cũng không bao giờ tắt

20/11/2023 10:11:49

Những ngọn đèn nghìn năm vẫn cháy sáng bên trong những di tích cổ đại khiến cho giới khoa học không khỏi đau đầu. Đến tận ngày nay, hậu thế vẫn chưa có lời lý giải thỏa đáng về những ngọn đèn vĩnh cửu này.

Dân đào trộm mộ xuất hiện khắp nơi trên thế giới, chúng dùng “trăm phương ngàn kế” để đột nhập vào mộ cổ và trộm cắp vàng bạc châu báu đã được chôn giấu suốt hàng ngàn năm. Những ngôi mộ cổ luôn cách biệt với thế giới bên ngoài, vì vậy, dù kinh qua nhiều thế kỷ, những báu vật ấy vẫn được bảo quản khá tốt.

Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy hàng nghìn năm trong các Kim tự tháp, đổ nước hay thổi gió cũng không bao giờ tắt

Lũ trộm thường cho rằng, ở nơi quanh năm không thấy ánh mặt trời ấy thường rất tối tăm, giơ tay trước mặt cũng chẳng thể trông rõ năm ngón ngắn dài. Nhưng thực tế không hoàn toàn như những gì chúng nghĩ. Theo một số ghi chép còn lại tới ngày nay, bên trên vòm của một số ngôi mộ cổ xuất hiện những ngọn đèn rọi ánh sáng mờ ảo xuống lòng mộ. Chính điều ấy đã khiến đám trộm mộ nhiều phen ngỡ ngàng, kinh ngạc.

Nếu phải kể đến điều bí ẩn về những ngọn đèn này thì vào năm 1400, người ta phát hiện bên trong mộ phần của Pallas, con trai vua Evandra thời La Mã cổ đại tồn tại một ngọn đèn cháy sáng trong hơn 2.000 năm. Gió và nước không thể dập tắt ánh sáng vĩnh cửu của nó. Có lẽ, cách duy nhất để phá hủy ngọn đèn chính là trút sạch thứ chất lỏng đặc biệt có trong nó.

Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy hàng nghìn năm trong các Kim tự tháp, đổ nước hay thổi gió cũng không bao giờ tắt - 1

Như vậy, ngọn đèn này tính đến nay đã cháy sáng trong thời gian hơn... 2.600 năm. Gió và nước không thể dập tắt ánh sáng vĩnh cửu của nó. Có lẽ, cách duy nhất để phá hủy ngọn đèn chính là trút sạch thứ chất lỏng đặc biệt có trong nó. Thứ chất lỏng đó là gì? Đến nay, các nhà khoa học chưa thể có được câu trả lời chính xác cho loại hóa chất đen kỳ lạ đó.

Các ghi chép cho thấy, khắp các nơi trên thế giới đều có hiện tượng kỳ bí này, điển hình là tại những quốc gia, khu vực có các nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập...

Điều kỳ lạ là những ngọn đèn bí ẩn này không được để ý bảo quản và giữ gìn cho đời sau. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời bấy giờ, những ngọn đèn vĩnh cửu nhiều vô kể, không cần thiết phải giữ gìn nên họ không có các biện pháp bảo quản những phát hiện "để đời" này.

Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy hàng nghìn năm trong các Kim tự tháp, đổ nước hay thổi gió cũng không bao giờ tắt - 2

Theo các ghi chép, trên thực tế, người cổ đại cũng có nghĩ đến việc bảo quản những ngọn đèn này, nhưng lạ lùng thay, ít lâu sau khi được tìm ra, chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những câu chuyện về các ngọn đèn vĩnh cửu vẫn tiếp tục được truyền từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện đó có thật hay không đều chưa được kiểm chứng, nhưng chúng được ghi chép lại rất tỉ mỉ trong các tài liệu cổ. Một câu chuyện điển hình của Pháp được ghi như sau: vào giữa thế kỷ XVII, tại vùng Grenoble, một người lính Thụy Sỹ tình cờ phát hiện ra lối vào một ngôi mộ cổ tồn tại lâu đời.

Sau khi trải qua nhiều khó khăn để vào được bên trong, chàng lính trẻ không tìm được vàng bạc châu báu như anh ta nghĩ. Chỉ có duy nhất một thứ thu hút sự chú ý của anh lính là một vật đang cháy sáng được bảo vệ bởi một chụp thủy tinh được chế tác hết sức tinh xảo. Sau đó, người lính đã đem tặng vật phát sáng này cho một tu viện. Các tu sĩ ở đây cũng rất ngạc nhiên khi đón nhận vật lạ này.

Nó đã cháy sáng suốt cả ngàn năm mà không hề hấn gì. Tu viện đã giữ gìn và bảo quản nó như một kho báu thực sự. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau đó, một vị tu sĩ vì không cẩn thận đã làm vỡ cây đèn.

Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy hàng nghìn năm trong các Kim tự tháp, đổ nước hay thổi gió cũng không bao giờ tắt - 3

Sau nhiều năm, bí ẩn về những ngọn đèn không tắt chưa hề được giải mã. Hậu thế vẫn miệt mài tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi hãy còn bỏ ngỏ: “Liệu những ngọn đèn kia có phải là minh chứng rõ rệt cho trình độ khoa học kỹ thuật cực cao của người xưa?” và “Tổ tiên chúng ta đã phát minh ra chúng như thế nào?”...

Một vấn đề khác cũng được giới chuyên môn hết sức quan tâm, đó là, phải chăng người cổ đại đã rất thành thạo trong kỹ thuật chế tạo ra những ngọn đèn ngàn năm không tắt? Sự thực không hẳn là vậy, bởi mộ của dân thường thời đó không có thứ này, ngoại trừ mộ thất của những nhà giả kim, cho dù họ không thuộc tầng lớp giàu sang phú quý trong xã hội. Vào năm 1610, người ta đã khai quật ngôi mộ của một nhà giả kim có tên là Los Cruz sau khi ông này qua đời được 120 năm.

Trong mộ cũng có một ngọn đèn kỳ bí như vậy. Do đó, người ta ngờ rằng, chính những nhà giả kim và thợ đúc kim loại thời xưa là những người nắm rõ kỹ thuật chế tạo loại đèn ngàn năm không tắt này. Lẽ nào thứ ánh sáng huyền bí và "sống" cực bền bỉ ấy thực sự có mối tương liên với kim loại?

Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy hàng nghìn năm trong các Kim tự tháp, đổ nước hay thổi gió cũng không bao giờ tắt - 4

Một số người cho rằng, những ghi chép của các nước đủ để khẳng định sự tồn tại của những ngọn đèn ngàn năm không tắt, hoặc chí ít cũng là ngọn đèn có thời gian thắp sáng rất dài. Chỉ có điều, công nghệ để tạo nên chúng giờ đã thất truyền, khiến con người của xã hội hiện đại tưởng như không thể lý giải về chúng.

Tuy nhiên vào năm 2022 mới đây, để làm sáng tỏ bí ẩn về ngọn đèn bất tử trong những ngôi mộ cổ hàng nghìn năm, Simon Affik, người Mỹ, sau 31 năm nghiên cứu và hơn 700 lần thử nghiệm đã đưa ra lời giải thích được cho là hợp lý nhất. Simon phát hiện ra rằng chất của tạo ra trong dầu và bấc của những ngọn đèn trong mộ cổ là hỗn hợp của phốt pho màu vàng và một vài vật chất dễ cháy khác. Vì vậy khi đèn bị tắt, chỉ cần gặp phải một lượng không khí nhất định, đèn sẽ tự cháy và sáng trở lại.

Giải mã bí ẩn ngọn đèn cháy hàng nghìn năm trong các Kim tự tháp, đổ nước hay thổi gió cũng không bao giờ tắt - 5

Điều này lí giải cho việc hàng nghìn năm sau, khi kẻ trộm mộ mở lăng mộ, oxi sẽ theo đó vào trong, sau khi tiếp xúc với khí cháy, những ngọn đèn trong lăng mộ sẽ tự cháy dưới tác dụng của oxi. Vì vậy, ánh sáng vĩnh hằng trong ngôi mộ cổ không tồn tại qua hàng nghìn năm, chúng bị dập tắt khi lượng không khí trong mộ cạn kiệt, nhưng lại được thắp sáng khi mở cửa mộ.

Còn câu nói “Ánh sáng vĩnh hằng trong những ngôi cổ mộ hàng ngàn năm tuổi sẽ không bao giờ tắt”, có thể chỉ bắt nguồn từ những kẻ trộm mộ truyền ra ngoài mà thôi.

QT (SHTT)