"Đội" sóng cao 3 m tìm thi thể nạn nhân QZ8501

01/01/2015 08:12:27

Các nhân viên cứu hộ nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 không thể cầm được nước mắt khi nhìn thấy thi thể nạn nhân nổi trên “vùng biển lạnh” Java trong một ngày đầy sóng cao và gió mạnh.

Các nhân viên cứu hộ nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 không thể cầm được nước mắt khi nhìn thấy thi thể nạn nhân nổi trên “vùng biển lạnh” Java trong một ngày đầy sóng cao và gió mạnh.

Ngoài ra, cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia còn cho biết hệ thống dò ngầm phát hiện hình ảnh rất giống với máy bay Airbus A320-200 của AirAsia trong tình trạng bị lật ngửa nằm ở vùng biển sâu 25-30 m. Tuy nhiên, đến hết ngày hôm qua vẫn chưa thể khẳng định đó là phần thân hay chỉ là một mảnh của phi cơ.

Mưa bão lớn vẫn đạt 100% công suất

Thời tiết ở Tanjung Pandan, nơi tập trung thi thể các nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 để chuyển vào đất liền, ngay từ đầu buổi sáng đã khá bất lợi vì có mưa lẫn gió, cùng các cột sóng cao có khi đến 3 m. Thi thể nạn nhân được đưa đến Tanjung Pandan bằng máy bay trực thăng bởi đường sông Pangkalan Bun - gần khu vực phát hiện mảnh vỡ và thi thể hành khách - quá hẹp để các chuyến tàu cứu hộ có thể qua lại. Tuy nhiên, vì thời tiết xấu nên việc đưa thi thể vào bờ cũng gặp nhiều khó khăn.
 

Đội tìm kiếm và cứu hộ di chuyển cấp tốc thi thể của một nạn nhân chuyến bay AirAsia QZ8501 tại căn cứ không quân Iskandar Indonesia. Ảnh: REUTERS

Dù vậy, đích thân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lên máy bay quân sự C-130 để đến vùng không phận, nơi tìm thấy mảnh vỡ QZ8501. Indonesia đã sử dụng các thiết bị quét sóng âm để tìm kiếm ở độ sâu 50 m dưới mặt biển. Một đội gồm 50 thợ lặn, nhiều tàu hải quân, máy bay, tàu đánh cá được triển khai dày đặc nhằm tìm ra thi thể nạn nhân, mảnh vỡ máy bay và đặc biệt quan trọng là hộp đen.

Trong khi đó ở đất liền, sân bay quốc tế Juanda ở Surabaya đã chuẩn bị sẵn sàng 75 chiếc xe cứu thương để đón nhận và chuyển thi thể nạn nhân tới một bệnh viện cách sân bay quốc tế Juanda tầm 10 km để giám định pháp y. Các gia đình nạn nhân cũng được đưa đến bệnh viện xét nghiệm ADN để nhận dạng người thân. Giám đốc điều hành hãng hàng không AirAsia Tony Fernandes khẳng định 100% nguồn lực sân bay và bệnh viện sẵn sàng đón nhận thi thể các nạn nhân.

Tấm lòng tương trợ của “bạn bè quốc tế”

“Mặc cho điều kiện thời tiết không thuận lợi, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc tìm kiếm” - chỉ huy tàu RSS Persistence của hải quân Singapore khẳng định. Với hiện trường đầy mảnh vỡ và xuất hiện nhiều thi thể từ ngày 30-12-2014, Singapore đã cử chiếc tàu thứ tư đến giúp Indonesia. Lực lượng tàu hải quân RSS Persistence nước này ngoài việc tìm kiếm xác máy bay, họ còn tăng cường nhiệm vụ vớt thi thể nạn nhân.

Hải quân Mỹ cũng gửi chiếc tàu thứ hai đến Indonesia để giúp tìm kiếm máy bay gặp nạn. USS Fort Worth, một tàu chiến đấu duyên hải từ khu vực Singapore được triển khai đến vùng biển Indonesia. Phối hợp cùng chiến dịch tìm kiếm còn có tàu Malaysia ở eo biển Kalimantan; Cục Điều tra hàng không Anh với công nghệ đặc biệt nhằm định vị chính xác vị trí máy bay mất tích dưới biển và sự đóng góp của đội ngũ máy bay, tàu thuyền, công nghệ từ Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc.

Trong khi đó, đại diện cơ quan ngoại giao của nhiều nước cũng gửi lời chia buồn đến Indonesia. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và nhiều cơ quan tổ chức khác từ nhiều nước đã gửi lời chia buồn đến Tổng thống Indonesia Joko Widodo và người dân của nước này. “Singapore sẽ sát cánh cùng Indonesia trong giai đoạn đau thương này” - hai nhà lãnh đạo Singapore nhấn mạnh trong thư gửi đến Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
 

Malaysia Airlines - AirAsia: “Lá rách đùm lá rách hơn”!

Ngày 31-12-2014, hãng Malaysia Airlines đã đổi các logo trên mạng xã hội sang “màu xám” để thể hiện sự chia sẻ và động viên đối với hãng AirAsia. Đây là hãng hàng không chịu phải “thảm họa kép” trong năm 2014 là MH370 mất tích hồi tháng 3 và MH17 nổ tung hồi tháng 7. Chuyên gia hàng không Ken Jenkins nhận định việc phát hiện vật thể và thi thể hành khách QZ8501 tuy rất đau đớn nhưng nó đã có sự kết thúc. Trong khi MH370 đến nay vẫn còn là “ẩn số đau thương”.

Con trai cơ trưởng nghĩ “cha vẫn đang đi làm”

Cậu bé tám tuổi Arya Galih Gegana, con trai cơ trưởng Irianto của chuyến bay QZ8501, hoàn toàn không biết điều gì đã xảy ra với người cha thân yêu của mình. “Tôi đã nói với Galih rằng cha cháu vẫn phải làm việc” - ông Budi Sutiono, 55 tuổi, em trai cơ trưởng Irianto, chú của Galih nói.

Tuy nhiên, Galih không ngừng hỏi gia đình về cha và khóc bởi rất nhớ ông.
 
>> Hành khách QZ8501 kịp mặc áo phao trước khi tử nạn
>> Chuyến bay QZ8501: Những gì chúng ta chưa biết
>> Phát hiện vật thể nghi máy bay lật ngửa dưới đáy biển
 
Theo Đại Thắng (Pháp Luật TPHCM)

Nổi bật