Trước cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ, giới quan sát sớm dự báo rằng nếu giành được kiểm kiểm soát Hạ viện từ Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ nhiều khả năng sẽ có những động thái như không thông qua các quyết sách của Tổng Thống, cản trở chương trình nghị sự lập pháp của Donald Trump, hoặc thậm chí kêu gọi mở phiên toà “luận tội” người đứng đầu Nhà Trắng.
Bên cạnh đó, Đảng Dân chủ chắc sẽ đẩy mạnh cuộc điều tra nhằm vào nghi vấn “Ủy ban chiến dịch vận động tranh cử của Trump đã hợp tác với chính phủ Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016”. Điều mà Trump, dĩ nhiên, luôn phủ nhận.
"Việc Đảng Dân Chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện khiến quá trình bình thường hóa quan hệ Nga-Mỹ phải đối mặt với rào cản lớn", phát ngôn viên Kremlin - Dmitry Peskov bình luận. Tuy nhiên, Peskov vẫn khẳng định Nga luôn mở cửa đối thoại.
Moscow trước đó đã mô tả quan hệ Nga-Mỹ “ở mức thấp nhất mọi thời đại” trong những tháng cuối cùng của chính quyền Obama, khi các cáo buộc về sự can thiệp bầu cử xuất hiện. Tuy nhiên, kể từ khi Trump lên Tổng thống, Moscow đã nhiều lần bắn tín hiệu tích cực về việc thiết lập lại quan hệ Nga-Mỹ
"Nga không can thiệp, không bao giờ can thiệp và chưa từng có kế hoạch can thiệp vào quá trình bầu cử của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Mỹ", ông Peskov, lặp lại lời tuyên bố của Điện Kremlin, trong cuộc Họp báo chiều thứ Tư.
Trong hơn một năm qua, các cuộc điều tra đặc biệt về sự can thiệp bầu cử từ bên ngoài nước Mỹ, với sự hậu thuẫn của Đang Dân Chủ, đã đưa ra những cáo buộc đầu tiên đối với một số thành viên trong Ủy ban vận động bầu cử của Trump.
Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Bảy với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki - Phần Lan, Trump, thêm một lần nữa phủ nhận khả năng Nga đã can thiệp vào cuộc bẩu cử Tổng Thống Mỹ 2 năm trước.
Trump và Putin đã lên kế hoạch gặp lại tại Paris bên lề Lễ kĩ niệm đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến I ngày 11/11 tới để để bàn về quyết định rút "Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm Trung" (INF) của Washington. Nhưng phía Pháp được cho là đã đề nghị lãnh đạo đôi bên Nga-Mỹ không tiến hành đàm phán tại Paris. Dù vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires vào cuối tháng này, cuộc gặp giữa Trump và Putin chắc chắn sẽ diễn ra.
Thông tin từ CNN cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ dự định áp đặt biện pháp trừng phạt (thứ 2) dành cho Nga với vụ đầu độc cựu gián điệp Sergei Skripal ở Anh, khi Moscow không cho thấy sự đảm bảo với Washington rằng Nga sẽ ngừng sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.
Lệnh trừng phạt đầu tiên liên quan đến sự kiện Skripal, được Mỹ công bố theo “Đạo luật Vũ khí Sinh hoá và Loại trừ Chiến tranh 1991”, chính thức có hiệu lực (trong vòng 1 năm) vào ngày 28/8, là đòn giáng mạnh vào các lĩnh vực kinh tế chủ đạo của Nga, đặc biệt là hàng không và khí đốt.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố thông báo về lệnh trừng phạt mới, nếu được Mỹ đưa ra, là trái với Luật pháp Quốc tế và chúng sẽ chỉ tạo thêm căng thẳng và xói mòn mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Theo Tầm Hoan (SHTT)