Việc lính gìn giữ hòa bình Trung Quốc phải rút lui trước cuộc tấn công có xe tăng yểm trợ của phiến quân Nam Sudan dẫn tới câu hỏi phải chăng lực lượng này thiếu vũ khí hạng nặng?
|
|
Họ có trong biên chế đầy đủ xe thiết giáp bánh lốp, xe bọc thép trinh sát, xe chiến đấu bộ binh, thậm chí còn bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT). |
|
Trong ảnh là xe thiết giáp chở quân Otokar Cobra I do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. |
|
Đoàn xe chiến đấu bộ binh BMP-2 di chuyển trên một con đường đất thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Congo. |
|
Ấn Độ là một trong những quốc gia đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, họ đã gửi đi những đơn vị tinh nhuệ cũng như nhiều phương tiện chiến đấu tốt nhất của mình. Trong ảnh là đoàn xe tăng T-72 của họ được triển khai tại Somalia. |
|
Xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-56 của Pháp, một trong những chiếc MBT tối tân nhất hiện nay, sức mạnh "ăn đứt" mọi phương tiện thiết giáp của bất cứ lực lượng phiến quân nào trên thế giới. |
|
Trong các đơn vị lính gìn giữ hòa bình, không khó khăn để bắt gặp cả những chiếc xe yểm trợ hỏa lực mang pháo bắn thẳng sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh hơi... |
|
... hay cả những khẩu pháo tự hành có cỡ nòng lớn. |
|
Để tăng cường khả năng cơ động, phản ứng nhanh, các quốc gia đóng góp quân còn gửi cả trực thăng vận tải lẫn trực thăng chiến đấu chuyên nghiệp. Trong ảnh là một chiếc trực thăng đa dụng Mi-17 mang màu sơn trắng của UN. |
|
"Xe tăng bay" Mi-24 của Không quân Ukraine hoạt động tại Cộng hòa Uganda trong một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. |
|
Trực thăng vũ trang AH-2 Rooivalk của Nam Phi bay trên bầu trời Cộng hòa Dân chủ Congo. |
|
Chiếc UAV trinh sát trên một sân bay quân sự, phía sau có thể thấy số lượng hùng hậu cũng như chủng loại phong phú của các trực thăng phục vụ trong Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. |
Theo Nam Đồng (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)