Cuộc sống cực độ xa xỉ đến vua chúa cũng không theo nổi của Hòa Thân: Một cây cột nhà giá gần 9.500 tỷ đồng

02/01/2022 14:15:00

Phủ Hòa Thân hay còn có tên khác là Cung Vương Phủ, là một trong những vương phủ thời nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc. Hòa Thân khi còn sống đã tiêu tốn rất nhiều vàng bạc để mua một mảnh đất gần Tử Cấm Thành.

Trong xã hội Trung Quốc thời xưa, có rất nhiều dinh thự quan chức sang trọng còn tồn tại, cứ mười người thì có tới chín người là "tham lam", nếu không họ sẽ không thể xây nhà với quy mô như vậy. Cung Vương Phủ là một trong những vương phủ thời nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc.

phủ hòa thân, hòa thân, cung vương phủ, tử cấm thành

Chủ nhân nơi đây đều là những người có uy quyền thời nhà Thanh, như Cung Thân Vương Dịch Hân - em thứ 6 của vua Hàm Phong, con út của vua Càn Long, đặc biệt là Hòa Thân - sủng thần của vua Càn Long ở đây ở từ 1776-1799. Cung Vương Phủ có thể nói là nơi chứng kiến ​​toàn bộ quá trình từ thịnh sang suy của nhà Thanh. Người ta nói rằng “Cung Vương Phủ tương đương với một nửa lịch sử triều đại nhà Thanh” vì lý do này.

Hòa Thân cũng đã bỏ rất nhiều tiền bạc vào xây dựng những công trình quy mô, tốn kém. Phủ đệ đầu tiên của ông ta được xây dựng vào năm 1776. Hòa Thân hối lộ thái giám trong cung, cho người của mình vào vẽ lại thiết kế cung Ninh Thọ của Càn Long, sau đó về xây dựng theo. Không hề ngoa khi nói rằng dinh thự của Hòa Thân nguy nga tráng lệ như Tử Cấm Thành.

phủ hòa thân, hòa thân, cung vương phủ, tử cấm thành

Tổng diện tích của phủ lên tới 60.000 m2. Trong số này, phủ đệ chiếm 32.000 m2 và hoa viên chiếm 28.000 m2. Bên trong phủ của Hòa Thân có 3 tòa lầu kéo dài từ phía tây kinh thành đến phía bắc. Trong đó, chia làm 3 khu tả, trung, hữu, đều cho xây rất nhiều tòa nhà. Có 3 tòa lầu nối liền đông tây, Thọ Xuân lầu đứng ở giữa, có hơn 40 gian phòng. Hậu hoa viên kết hợp cả lối kiến trúc đông tây, có cầu nhỏ, thủy tạ (nhà giữa hồ), sân khấu kịch. Đẹp không tả xiết.

phủ hòa thân, hòa thân, cung vương phủ, tử cấm thành

Hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đều là đồ quý hiếm nên nơi ở của Hòa Thân vô cùng xa hoa, tráng lệ. Điển hình là việc mọi cây cột trong phủ của Hòa Thân đều làm từ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng). Đây là một loại gỗ quý đặc biệt quý hiếm với vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng. Loại gỗ này từng được sử dụng để xây dựng Tử Cấm Thành. Kim Tơ Nam Mộc thường được vua chúa và hoàng tộc nhà Thanh sử dụng. Ấy vậy mà Hòa Thân lại sử dụng loại gỗ quý này để xây biệt phủ. Theo các chuyên gia, mỗi cây cột Kim Tơ Nam Mộc có giá khoảng 2,7 tỷ Nhân dân tệ (gần 9.500 tỷ đồng). Điều này phần nào thể hiện sự giàu có tột bậc của Hòa Thân.

phủ hòa thân, hòa thân, cung vương phủ, tử cấm thành

Không chỉ có các kiến trúc đặc biệt, trong phủ Hòa đệ có vô số bảo vật trấn trạch ở mọi ngóc ngách. Tiêu biểu nhất 9.999 hình con dơi mang ý nghĩa tốt lành, phú quý được trang trí dọc theo hành lang của biệt phủ. Bên dưới mỗi hình con dơi đều có 1 chữ “Phúc”. 9.999 chữ ẩn này kết hợp cùng với tấm bia đá chữ “Phúc (福)” do đích thân Khang Hy ngự bút sẽ tạo thành “Vạn Phúc”. Vì ở thời xưa, chỉ có Hoàng đế mới được sử dụng chữ “Vạn” nên Hòa Thân đã nghĩ ra cách sắp đặt này để không ai phát hiện ra ngụ ý của mình.

Người xưa coi nước là của cải, đó là lý do tại sao trong sân của các nhà quyền quý lại có những hồ nước. Phủ Hòa Thân có thể nhìn thấy nước ở khắp mọi nơi. Người ta nói rằng nước trong phủ được rút ra từ suối Ngọc Hồ, và nó chỉ có thể vào và không thể thoát ra.

phủ hòa thân, hòa thân, cung vương phủ, tử cấm thành

Hòa Thân còn cho xây dựng rất nhiều công trình khác. Trong số đó, phải kể đến vườn Thục Xuân, nằm cạnh hồ Vị Danh, trong khuôn viên của trường Đại học Bắc Kinh ngày nay. Hòa Thân đã chi gần 100 vạn lượng bạc để xây dựng vườn Thục Xuân. Trong vườn có hồ đào, đất được đắp thành núi và các đảo nhỏ, những cây hoa trái tươi đẹp, giống chim thú quý hiếm đều được đưa về. Vườn tổng cộng có 1003 gian phòng, 357 lầu lớn nhỏ. Trong vườn có những con sư tử làm bằng đá của Thái Hồ, phải mất hàng ngàn lạng vàng mới chuyển về được. Những thi sĩ đời sau còn làm rất nhiều bài thơ miêu tả lại cảnh đẹp của khu vườn này.

Hòa Thân còn cho xây một sân khấu riêng để nghe hát hí kịch trong phủ của mình. Sân khấu này được coi là độc nhất vô nhị ở kinh thành, thậm chí còn lớn hơn sân khấu trong Tử Cấm Thành rất nhiều. Qua độ hoàng tráng của Cung Vương Phủ, có thể thấy được phần nào sự giàu có của Hòa Thân quả thực không phải là lời đồn.

phủ hòa thân, hòa thân, cung vương phủ, tử cấm thành

Tuy nhiên, vì quá chìm đắm vào tiền tài, tham lam vô độ Hòa Thân không kịp hưởng thụ hết những vinh hoa phú quý trọn đời. Ông ta chết mà chẳng mang theo được bất cứ thứ gì.

Theo Dương Huyền (Công Lý & Xã Hội)

Nổi bật