Điều rùng rợn ở nơi sâu thẳm nhất thế giới - khe vực Mariana
Rãnh Mariana là rãnh tự nhiên sâu nhất thế giới. Rãnh Mariana nằm ở phía tây Thái Bình Dương và nằm cách 200km về phía đông của đảo Mariana. Điểm sâu nhất của rãnh - Challenger Deep nằm cách lãnh thổ Guam của Mỹ khoảng 320 km về phía tây nam. Nằm ở Thái Bình Dương, rãnh Mariana hình thành một vùng trũng hình lưỡi liềm lớn dưới đáy biển ở các vùng lân cận đảo Mariana, sau khi nó được đặt tên.
Rãnh có chiều dài khoảng 2.550 km nhưng chiều rộng trung bình chỉ vào khoảng 69 km. Phần sâu nhất của rãnh Mariana là Challenger Deep với độ sâu 10.944m dưới mặt nước biển và là điểm sâu nhất trên Trái đất. Điểm sâu thứ 3 trên thế giới là Sirena Deep cùng nằm ở rãnh Mariana.
Rãnh Mariana được hình thành do sự va chạm 2 mảng kiến tạo (các mảng nổi lớn của lớp vỏ ngoài Trái Đất). Cuộc va chạm đã khiến Mảng Thái Bình Dương cũ và lớn hơn nằm dưới Mảng Mariana. Vụ va chạm đã hình thành nên một cái rãnh hình lưỡi liềm ở dưới đáy biển và một chuỗi các đảo gần đó (Đảo Mariana hoặc Marianas).
Khe vực Mariana có độ sâu hơn 10.000m với áp suất kinh khủng và nước biển lạnh giá. Ở đây cũng không hề có chút ánh sáng nào có thể chiếu xuống, bởi vậy lý do vì sao với điều kiện khắc nghiệt như vậy mà sự sống ở đây vẫn phát triển tốt là câu hỏi khiến nhà khoa học đau đầu.
Các nhà khoa học đều cho rằng sự sống của mọi sinh vật trên trái đất đều bắt nguồn từ sự phát triển và tiến hóa lâu dài từ các sự sống dưới đáy biển. Bởi vậy các vi khuẩn ở khe vực Mariana có thể sẽ giúp tìm về cội nguồn sự ra đời của loài người.
Độ sâu của rãnh Mariana lần đầu tiên được đo vào năm 1875, và là một phần của chuyến thám hiểm British Challenger. Đây là một cuộc khám phá mang tính khoa học của người Anh được đặt tên theo con tàu hải quân tham gia – HMS Challenger.
Chỉ có một số ít người đã lặn xuống đáy của rãnh Mariana. Hai người tiên phong vào năm 1960 là một kỹ sư người Thụy Sĩ tên Jacques Piccard và Donald Walsh – một đại úy hải quân người Mỹ. Đến năm 2012, cuộc lặn được thực hiện lại bởi đạo diễn phim James Cameron.
Năm 2019, một tàu ngầm tên Limiting Factor đi xuống vực thẳm Challenger Deep 4 lần và vực thẳm Sirena Deep một lần như là một phần của chuyến thám hiểm Five Deeps. Trong 2 cuộc lặn, bao gồm cả một cuộc lặn phá vỡ kỷ lục xuống tới độ sâu 10.928m do một mình nhà thám hiểm đại dương Victor Vescovo thực hiện.
Đến nay, vẫn chưa có thêm thông tin về việc con người xuống thám hiểm khu vực này ngoài những chiếc máy đo hoặc các phương tiện dưới nước không người lái.
Một số khu vực trong rừng nhiệt đới Amazon đáng sợ như thế nào?
Ngay cả khi được trang bị vũ khí tận răng, bất cứ ai cũng khó đảm bảo tính mạng khi khám phá rừng nhiệt đới Amazon một mình. Có hơn 300 loài muỗi sống ở rừng rậm Amazon. Những con muỗi khổng lồ mang trong mình nhiều mầm bệnh nguy hiểm bay lượn như ong trên đầu mọi lúc. Khí đậu ở đây ẩm ướt, ngột ngạt, thích hợp là nơi sinh sống của loài muỗi.
Những con muỗi này rất lớn, bay nhanh, khó đề phòng. Nếu không may bị nó cắn có thể khiến người bị đốt sẽ mắc sốt xuất huyết hoặc sốt rét. Đừng coi thường những con muỗi này, đôi khi đây là loài còn nguy hiểm hơn cả hổ, báo hay chó sói.
Ngoài ra, có một thứ còn đáng sợ hơn cả muỗi chính là những cây cọ. Chúng mọc rễ khắp nơi, chen chúc để lấy ánh sáng mặt trời. Những chiếc rễ vươn dài này đóng vai trò là "đôi chân" của cây cọ, giúp chúng di chuyển đến nơi có ánh sáng mặt trời. Nếu không chú ý, bất cứ ai khi đang di chuyển cũng có thể bị chúng quấn lấy và khó thoát ra được.
Vào ban đêm, khi tất cả đã chìm vào giấc ngủ, dơi ma cà rồng sẽ bắt đầu hành trình săn mồi của mình. Ngay cả khi một người trưởng thành mặc quần áo dày, răng của nó cũng dễ dàng xuyên thủng tới tận da. Chính vì điều này mà loài dơi ma cà rồng ở Amazon còn được mệnh danh là "quái vật biết bay".
Ở rừng nhiệt đới Amazon cũng có một loài nhện khổng lồ, chỉ riêng sải chân của chúng đã dài tới 24cm, đủ để bám vừa vào khuôn mặt của bạn. Với kích thước này, nó có thể tấn công cả một con chim. Tuy nó chỉ thích ăn côn trùng, không ăn thịt người nhưng bạn cũng không đụng vào vì nó có độc.
Nhiều người sợ kiến và cá piranha ở rừng nhiệt đới Amazon, nhưng thực tế những sinh vật này không đáng sợ như trong phim. Nỗi kinh hoàng thực sự vẫn là những loài động vật to lớn, chẳng hạn như báo đốm Mỹ. Nó giống như một loài mèo lớn, kích thước chỉ đứng sau sư tử và hổ.
Báo đốm trưởng thành nặng hơn 60kg và có thể nặng tới 180kg. Nó dài khoảng 1,5 mét và sống ở rừng mưa nhiệt đới và đầm lầy. Màu lông của nó rất thích hợp để ẩn náu trong rừng, thường trốn trong các bụi cây và tấn công bất ngờ con mồi. Lực cắn và tốc độ của nó sẽ giết chết một thanh niên to lớn trong tích tắc. Mặc dù không có nhiều báo đốm trong rừng nhiệt đới Amazon, nhưng một khi chạm trán với nó thì tính mạng chỉ có thể phụ thuộc vào sự may mắn mà thôi.
Không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ở dưới đất, Amazon còn có cả mối đe dọa từ bầu trời, đó là loài dơi ma cà rồng. Trong khi dơi bình thường nếu không khiêu khích, nó sẽ không chủ động tấn công con người. Thế nhưng, dơi ma cà rồng lại chuyên đi săn mồi, chỉ chọn hút máu của những loài động vật lớn. Con người trở thành miếng mồi ngon cho nó.
Ngoài những thứ kể trên, Amazon còn biết đến với nhiều điều khủng khiếp khác như cá mập bò (với chiều dài cơ thể của con to nhất có thể lên tới 3m và là loài cá mập duy nhất sống được trong nước ngọt và thậm chí ở các nhánh sông hay các hồ nước), các khu vực đầm lầy với cỏ dại um tùm nơi khi đã bước xuống thì gần như không thể có cách nào thoát ra…
Sa mạc Namib và những bí mật về sa mạc cổ xưa nhất hành tinh
Cái tên Namib bắt nguồn từ tiếng Nama, mang nghĩa là "nơi rộng lớn". Và đúng như tên gọi này, hoang mạc Namib sở hữu diện tích trải dài tới 1.600 km, vắt qua lãnh thổ 3 nước gồm Angola, Namibia và Nam Phi.
Cần phải nhớ rằng, nơi khô cằn nhất của nơi đây chỉ nhận được lượng mưa trung bình năm từ 2-5 mm. Đây cũng là lý do khiến cho cả dải đất rộng lớn này hầu như hoang liêu, trống trải đến mức đáng sợ. Càng đáng chú ý hơn nữa là hoang mạc Namib đã mang khí hậu khô cằn (hay bán khô cằn) trong suốt 55 triệu năm qua. Đây được xem là hoang mạc cổ nhất trên trái đất và dĩ nhiên, vài địa điểm tại đây cũng được xếp vào hàng khô khan bậc nhất.
Cũng vì thế mà sự sống trên Namib là một cuộc chiến sinh tồn thực sự cam go. Chỉ những loài động, thực vật kỳ lạ mới có thể thích ứng được với sự khô cằn "thâm căn cố đế" tại Namib.
Cho đến nay Sossusvlei là những đụn cát ở công viên quốc gia Naukluft, khu bảo tồn lớn nhất ở châu Phi, phía nam sa mạc Namib của Namibia mới được ghi nhận là thường xuyên có dấu chân người và chủ yếu là khách du lịch và những người ưa khám phá. Tuy nhiên con số vẫn là khá khiêm tốn khi đây là nơi nhiệt độ có thể tăng lên mức kỷ lục 40 độ C vào ban ngày và đóng băng vào ban đêm.
Ngoài điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như môi trường sống mà không phải ai cũng dám mang tính mạng ra thử thách. Namib còn được biết đến là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chết người trong đó rắn sa mạc là nỗi ám ảnh nhất. Nọc độc của chúng có thể sẽ giết chết một người trưởng thành nếu không được điều trị kịp thời và nếu bất cứ ai đi chân trần trên cát, đó là một hành động cực kỳ nguy hiểm bởi rắn sa mạc rất khó phát hiện và có thể tấn công bất cứ lúc nào.
QT (SHTT)