Suốt 7 năm trời, FElix Liauw, một bác sĩ nhi khoa ở Jakarta, Indonesia và vợ đã cố gắng chạy chữa khỏi "hiếm muộn" cho đến khi bé Obelix chào đời. Tuy nhiên, nhưng niềm vui "ngắn chẳng tay gang" khi đứa trẻ sớm trở thành nỗi lo lắng của vợ chồng anh chị. Cậu bé liên tục gặp vấn đề về hô hấp, nôn mửa và tiêu chảy nên sớm phải vào bệnh viện ở phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cậu bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Obelix được các bác sinh nhiều lần kê thuốc kháng sinh, nhưng sau hai tháng điều trị vẫn không có tiến triển.
Xét nghiệm máu cho thấy gốc rễ của vấn đề của Obelix là một tình trạng hiếm gặp, hội chứng ruột ngắn bẩm sinh, có thể do đột biến gen. Nó dẫn tới triệu chứng nhiễm trùng tái diễn liên tục.
Liauw, sau đó đã quyết định đưa con trai về nhà và chăm sóc cậu bé ở đó.
“Nhưng hai tuần sau đó, tôi đã mất cậu bé, do nhiễm trùng huyết. Đó là thời điểm buồn nhất trong cuộc đời tôi", anh nói.
Làm bác sĩ, anh đã chứng kiến rất nhiều bậc cha mẹ hạnh phúc khi có con.
"Nhưng tôi không thể có cùng cảm giác đó. Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó, tôi lại tự hỏi, 'Tại sao lại là tôi?'"
Obelix đã chết vì nhiễm trùng do tình trạng “kháng kháng sinh” (Anti-Microbial Resistance, hay AMR) - khi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng... có khả năng chống lại thuốc kháng đặc trị. Vì AMR, những mối nguy này sở hữu danh xưng mới đáng sợ hơn, “siêu mầm bệnh”. Nhiều nạn nhân trong số này là trẻ em đặc biệt là ở các quốc gia nghèo hơn, nơi điều kiện vệ sinh, cơ sở vật chất ngành y tế còn yếu kém.
Liauw cho biết những gì đã xảy ra với Obelix cho thấy những vấn đề mà các quốc gia có ít nguồn lực hơn phải đối mặt, bao gồm chẩn đoán ban đầu không chính xác và sự lây lan của vi khuẩn bên trong các cơ sở y tế.
"Cần phải chẩn đoán đúng trước khi dùng thuốc kháng sinh", ông nói. Nhưng việc không được tiếp cận phòng xét nghiệm có thể khiến việc xác định nguyên nhân gây bệnh và xác định loại thuốc nào nên sử dụng trở nên khó khăn", bác sĩ nhi khoa này cho biết.
Liauw tin rằng bệnh nhiễm trùng của Obelix đã được phát hiện trong bệnh viện. Việc không đảm bảo giữ gìn vệ sinh cơ sở thường là vấn đề ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi 38% cơ sở y tế thiếu nguồn nước sạch và 35% thiếu nước và xà phòng để rửa tay.
Theo Guardian, AMR đã tước đi hơn 1 triệu sinh mạng mỗi năm trên thế giới, số đông là trẻ em ở những nước nghèo nơi điều kiện vệ sinh, cơ sở vật chất ngành y tế còn yếu kém.
Câu chuyện đau lòng của Obelix, thế nhưng, không phải trường hợp nghiêm trọng hiếm thấy gần đây. Yusra, một bé gái sinh non vừa chào đời ở miền bắc Ethiopia, có biểu hiện nhiễm trùng máu nặng. Điều này đồng nghĩa, hệ miễn dịch của trẻ quay sang tấn công cơ quan nội tạng. AMR khiến thuốc kháng sinh phổ thông mất hiệu lực. Do đó, việc chữa trị gian nan hơn gấp bội.
Tại quốc gia Đông Phi đang xảy ra bạo loạn, xung đột liên tục, mẹ Yusra phải vất vả tìm kiếm một bệnh viện chuyên khoa có thể cứu giúp con gái. Cô rất sợ mất con.
“AMR đang "hoành hành" trên diện rộng, không khác gì một cơn đại dịch”, giáo sư Nicholas Feasey, công tác tại Trường Y học Nhiệt đới Liverpool, Anh nhận định. “Trẻ nhỏ tại các nước với nền y học còn nhiều hạn chế dễ bị tấn công bởi tình trạng đáng lo ngại này”.
Tại Indonesia, Liauw hiện là thành viên một tổ chức xã hội chuyên hỗ trợ những bệnh nhân cùng gia đình chịu ảnh hưởng bởi "siêu mầm bệnh". Anh tin rằng, điều xảy ra với con trai đã mất của anh góp phần phản ánh thực trạng chung ở hàng loạt quốc gia với nguồn nhân lực, vật lực dành cho ngành y còn nhiều thiếu sót. Chẩn đoán sai lệch lẫn điều kiện vệ sinh không đạt chuẩn trong cơ sở chăm sóc y tế có thể dẫn tới "cơn ác mộng" khó giải quyết như AMR.
"Quy trình chẩn đoán đúng cách nên được triển khai trước khi kê thuốc kháng sinh" - Liauw nói. Dẫu vậy, cái khó hiện nay là làm thế nào tiếp cận kịp thời những trung tâm xét nghiệm, để nhận diện sớm nguy cơ của AMR và từ đó, thiết lập phương án ứng phó phù hợp.
"Tôi nghi ngờ con mình đã nhiễm bệnh trong thời gian thằng bé nằm viện" - anh bày tỏ. Giữ gìn cơ sở khám chữa bệnh sạch sẽ là mục tiêu không dễ đạt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình - nơi (theo thống kê) 38% bệnh viện, phòng khám không có nguồn nước sạch ổn định, 35% cơ sở thiếu xà phòng rửa tay.
Việc sử dụng sai và lạm dụng thuốc kháng sinh ở người, động vật và thực vật là nguyên nhân chính gây ra tình trạng "kháng kháng sinh". Theo các chuyên gia, AMR có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng phức tạp, chẳng hạn như áp xe hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
Trong trường hợp AMR khiến các loại kháng sinh thông thường không còn hiệu quả, các lựa chọn điều trị có thể bị hạn chế, khiến việc ngăn ngừa nhiễm trùng huyết trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp của Obelix cho thấy AMR đã đóng một vai trò trong việc cậu bé bị nhiễm trùng huyết, điều cuối cùng dẫn đến kết cục bi thảm của gia đình.
AMR khiến nhiều thành tựu của y học hiện đại gặp rủi ro. Nó khiến việc điều trị nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn và khiến các thủ thuật và phương pháp điều trị y tế khác - chẳng hạn như phẫu thuật, sinh mổ và hóa trị ung thư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
Theo Jonathan Strysko, một nhà dịch tễ học ở Botswana cho biết: "Việc phải chia sẻ thiết bị y tế trong bệnh viện là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc ở trẻ sơ sinh. Thực tế là bệnh viện có các ổ chứa vi khuẩn lớn, cùng với đó là các thiết bị không bao giờ có thể được vệ sinh hoàn toàn."
“Chúng ta cần có những cách khác nhau để xem xét việc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng trong môi trường bệnh viện”, ông nói thêm.
Tháng Chín tới đây, tại trụ sở ở New York, Đại hội đồng Liên hiệp quốc sẽ tổ chức một cuộc gặp cấp cao nhằm thảo luận về các mối đe dọa AMR gây ra đối với sức khỏe, an ninh lương thực cũng như sự phát triển toàn cầu.
QT (SHTT)