Nhiệt độ ở phần lớn tại Châu Âu đang ở mức 20 độ trở lên. Ít nhất ba quốc gia trong khu vực này được nếm trải những gì gọi là một mùa hè nóng bất thường. Nhiệt độ này cũng làm Nhật Bản ở phía Châu Á có những cây hoa anh đào nở rộ sớm nhất trong 1,200 năm qua.
Hôm 31/1, Đức và Hà Lan đã lập kỷ lục "tháng 3 nóng nhất Châu Âu", báo cáo mức cao lần lượt là 27,2 độ C) và 26,1 độ C.
Pháp cũng chứng kiến thời tiết nóng kỷ lục vào hôm 30/3 vì nhiệt độ trung bình của quốc gia cao hơn bất kỳ tháng 3 các năm trước. Hơn 220 trạm thời tiết, tương đương khoảng 37% mạng lưới của Pháp, đã quan sát thấy nhiệt độ tối đa mới của tháng 3 năm nay.
Grimsel, một con đèo ở miền nam Thụy Sĩ, đã đạt nhiệt độ 10,9 độ C, vượt qua kỷ lục 10.3 độ được thiết lập vào ngày 11/3/1997. Chasseral, một đỉnh núi cao khoảng một dặm ở tây bắc Thụy Sĩ, đã đạt đến 14 độ C, đánh bại kỷ lục 13 độ được thiết lập vào tháng 3/1990.
Khí hậu ấm lên và các đượt nóng mùa Hè đã gây ra tình trạng hạn hán trên diện rộng ở khắp khu vực phía Nam châu Âu, trong khi các khu vực ở Bắc Cực đã nóng hơn 1 độ C so với một năm thông thường. Một số khu vực ở châu Âu còn trải qua giai đoạn nắng nóng cao hơn 4 độ C so với mức nhiệt trung bình của năm ngoái.
Mặc dù mức độ ô nhiễm carbon được ghi nhận giảm đáng kể trong năm 2020 do dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, nhưng vẫn hiện hữu mối lo ngại rằng lượng khí thải này sẽ tăng trở lại ngay khi tìm ra vaccine phòng bệnh.
Theo các nhà khí tượng học, đợt nắng nóng dữ dội này một lần nữa cho thấy tác động của tình trạng Trái Đất ấm dần lên và các hình thái thời tiết khắc nghiệt này có khả năng sẽ trở nên ngày một thường xuyên hơn.
Đức Minh (nguoiduatin.vn)