Người này chính là con trai của Kiến Văn Đế - Chu Văn Khuê có cuộc đời thật sự thảm.
Năm 1449, Minh Anh Tông dẫn quân ngự giá thân chinh Ngõa Lạp Bảo, kết quả lại bị quân Ngõa Lạp bắt giữ, sau đó bị Ngõa Lạp Bảo giam lại làm con tin. Triều Minh một ngày không thể không có hoàng đế, thế là các đại thần đã đưa em trai ông lên làm tân hoàng đế. Tân hoàng đế đã cứu vớt được chính cục của triều Minh khi ấy, không đến mức khiến triều Minh bị diệt vong. Nhưng đối với Minh Anh Tông mà nói thì ông đã trở thành một người thừa.
Ngõa Lạp Bảo vốn dĩ định dùng Minh Anh Tông làm con tin để uy hiếp nhà Minh, nhưng thấy nhà Minh đã có hoàng đế mới, triều Minh cũng không đồng ý điều kiện để hắn thả Minh Anh Tông, thế nên hắn đành phải phóng thích cho Minh Anh Tông trở về. Sau khi Minh Anh Tông trở về triều Minh, em trai ông không những không trả lại hoàng vị cho ông mà còn giam cầm ông trong hoàng cung trong suốt 8 năm.
Trong 8 năm, người ở bên cạnh ông khi ấy chỉ có hoàng hậu của ông, không có bất kỳ triều thần thân cận nào. Mãi cho tới năm 1457, dưới sự trợ giúp của các đại thần trong triều, ông mới giành lại được hoàng vị khi em trai lâm bệnh, phục vị trở thành hoàng đế một lần nữa. Sau khi phục vị, Minh Anh Tông cũng nhớ tới Chu Văn Khuê – người đã bị mình giam cầm ở vùng Phượng Dương xa xôi, nghĩ tới 8 năm qua bị giam cầm, cảm thấy vô cùng đau khổ, còn cậu bé ấy đã bị giam cầm từ khi mới 2 tuổi, nay đã 57 tuổi.
Người đó đã bị ông giam cầm trong suốt 55 năm, cảm thấy Chu Văn Khuê đáng thương vô cùng, thế là Minh Anh Tông đã hạ lệnh phóng thích cho Chu Văn Khuê, cho phép ông sau khi được thả có thể lấy vợ sinh con, đồng thời còn ban cho ông mấy chục người tùy tùng và thị nữ. Tuy rằng Chu Văn Khuê đã được tự do nhưng sống trong tù trong một khoảng thời gian dài như vậy, gần như cả cuộc đời cũng đã để lại sự tổn thương sâu sắc đối với ông.
Sau khi khôi phục tự do, ông còn không biết ngũ cốc như thế nào, gà vịt cũng không phân biệt được. Vì trong nhà lao, ông chỉ được tiếp xúc với thái giám, thế nên chưa từng gặp phụ nữ, có thể nói là sống ở một thế giới cách biệt với xã hội. Như vậy, Chu Văn Khuê cho dù đã được tự do nhưng cũng không thể nào thích ứng được với cuộc sống trong xã hội, không lâu sau thì cũng qua đời.
Theo Vũ Phong (Công Lý & Xã Hội)