Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu xảy ra ở những người xử lý thi thể, như các nhà bệnh lý học, giám định viên y tế và nhân viên y tế. Những người làm việc ở những địa điểm có thể ghi nhận các trường hợp tử vong, như bệnh viện và viện dưỡng lão, cũng đối mặt với rủi ro này.
Lây nhiễm từ thi thể nhiều khả năng không phải là yếu tố chính góp phần khiến đại dịch bùng phát, song gia đình có người thiệt mạng vì COVID-19 nên cẩn thận, các chuyên gia cảnh báo.
"Ở một vài quốc gia, thi thể của những người thiệt mạng vì COVID-19 đang bị bỏ mặc hoặc được đưa trở về gia đình. Tôi cho rằng đó là một kiến thức mà công chúng cần biết" – chuyên gia Hisako Saitoh của Trường ĐH Chiba (Nhật Bản) khẳng định, theo báo The New York Times ngày 15-12.
Ông Hisako là người vừa công bố 2 nghiên cứu mới về vấn đề nêu trên. Nhiều nghiên cứu tìm ra bằng chứng cho thấy virus corona có thể tồn tại trong thi thể 17 ngày kể từ ngày bệnh nhân qua đời.
Nghiên cứu của ông Saitoh và đồng nghiệp cung cấp thông tin sâu hơn, cho thấy rằng thi thể nạn nhân qua đời vì COVID-19 có thể mang lượng lớn virus và rằng chuột hamster chết có thể lây virus cho chuột hamster sống trong lồng.
Nghiên cứu mới của ông Saitoh chưa được đăng trên tạp chí khoa học. Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng định chúng được tiến hành kỹ lưỡng và có kết quả thuyết phục.
Rủi ro virus lây nhiễm từ người bệnh còn sống là cao hơn rất nhiều so với nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng từ người đã chết, ông Saitoh và các nhà khoa học khác nhấn mạnh.
Theo Cao Lực (Nld.com.vn)