Hiệu trưởng tát học sinh vì bị gọi biệt danh
Ngày 26/3 báo The paper News đưa tin, sự việc xảy ra tại thị trấn Hỗ Trợ, huyện Phú Thuận, tỉnh Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Chiều ngày 7/3, Hồ Cương- hiệu trưởng trưởng tiểu học trung tâm huyện Hỗ Trợ trên đường tan trường về nhà đi qua khu chợ thuộc thị trấn Hỗ Trợ nghe thấy học sinh trong trường gọi biệt danh của mình "Hắc Oa". Sau đó ông đã qua nhà tiểu Kiệt véo tai và tát cho cậu một cái chỉ vì quá tức giận.
19h30 cùng ngày, công an huyện Phú Thuận gọi điện cho hiệu trưởng Hồ thông báo với ông gia đình tiểu Kiệt đã trình báo toàn bộ sự việc. "Hắc Oa là biệt danh của tôi, thường chỉ có người thân hoặc bạn bè quan hệ cực tốt mới gọi như vậy, nên khi thấy người khác gọi, tôi cảm thấy không được tôn trọng nên muốn dạy cho nó một trận"- Hiệu trưởng Hồ khai báo với cảnh sát.
Ông vừa đến cửa nhà tiểu Kiệt thì vừa hay bố tiểu Kiệt là ông Từ về đến nhà. Ông Hồ tát cậu bé ngay trước mặt ông Từ nói muốn giúp ông dạy dỗ con cái.
Không muốn sự việc ngày một gay gắt thêm, ngay trong đêm đó, hiệu trưởng Hồ có nhờ người cùng tiểu Kiệt và gia đình đến bệnh viện nhân dân huyện Phú Thuận để kiểm tra.
Tiểu Kiệt được đưa vào bệnh viện trong tình trạng chấn thương bên ngoài dẫn đến đau đầu suốt 3 giờ đồng hồ. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết nhiều mô mềm bị tổn thương nhưng không quá đáng ngại. Qua điều trị, hiện tình trạng của cậu đã tương đối ổn định, nhưng vẫn cần nằm viện hồi phục.
Ngày hôm sau sáng 8/3, hiệu trưởng Hồ cùng vợ đến bệnh viện thăm hỏi tình hình của tiểu Kiệt và tỏ ý xin lỗi gia đình cậu bé. Ông cũng trả trước toàn bộ chi nằm viện đồng thời nhờ y tá chăm sóc tiểu Kiệt, mua cho cậu đồ dùng hằng ngày. Tối cùng ngày, ông lại đến thăm cậu bé một lần nữa, lần này đến cũng vẫn mang theo đồ ăn, ông tỏ ra vô cùng áy náy.
Xem xét sự việc và hành vi của hiệu trưởng Hồ, ngày 11/3 phòng giáo dục huyện Phú Thuận đã đưa ra quyết định tạm dừng chức vụ hiệu trưởng của ông Hồ, và đề nghị ông sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra.
Những tưởng sự việc đã được giải quyết thì ngày 13/3, bố của tiểu Kiệt (44 tuổi) nhảy lầu tự tử từ cửa sổ phòng bệnh số 506 nơi tiểu Kiệt đang nằm dưỡng bệnh. Khi ông Từ tự tử, vợ của ông tức mẹ tiểu Kiệt bà Đàm cũng có mặt tại hiện trường.
Cái chết của ông Từ khiến rất nhiều người hồ nghi.
Dự doán nguyên nhân cái chết từ việc hòa giải không thành...
Được biết, sau khi ra tay tát học sinh, do áy náy, hiệu trưởng Hồ đã nhờ người đàn ông họ Triệu làm trung gian hòa giải bồi thường cho gia đình tiểu Kiệt mong nhận được sự tha thứ. Ngoài tiền nằm viện, tiền sinh hoạt tiền y tá chăm sóc, ông cũng chủ động bồi thường tiền mặt.
Lúc đầu ông vốn định chi trả số tiền bồi thường là 1 vạn NDT (khoảng 350 triệu đồng) nhưng đối phương không đồng ý, ông liền tăng số tiền lên 3 vạn NDT (hơn 1 tỷ đồng) đồng thời nói rõ với ông Triệu trung gian hòa giải giới hạn cao nhất của ông là 4 vạn NDT (khoảng một tỷ ba). Kết quả phía gia đình tiểu Kiệt vẫn không đồng ý.
Bà Đàm kiên quyết đòi ông hiệu trưởng bồi thường 8.8 vạn NDT (khoảng hơn 3 tỷ đồng). Ông Triệu dốc lòng khuyên nhủ, việc này nếu đem kiện lên tòa thì số tiền bồi thường là rất ít chứ chưa nói đến con số 4 vạn NDT, nên khuyên bà hãy nhận lấy số tiền để hòa giải. Nhưng dù khuyên thế nào bà Đàm cũng cương quyết không chịu nhượng bộ. Kết quả cuộc hòa giải bị bỏ dở.
Trong toàn bộ quá trình hòa giải, ông Từ không hề lên tiếng, cũng không hề tham gia bàn luận chỉ ngồi ở ghế bên cạnh, trầm ngâm suy nghĩ, không nói không rằng. Được biết trong nhà, bà Đàm mới chủ tướng trong nhà, mặc dù cả nhà đều dựa vào ông Từ kiếm tiền để nuôi sống gia đình nhưng ông lại không có tiếng nói, thường bị vợ giáo huấn.
Đồng thời, sau khi sự việc hiệu trưởng tát học sinh được đưa tin, không ít bài viết trên mạng chỉ trích tiểu Kiệt, cho rằng "trẻ con hỗn láo đáng đánh", bố mẹ không hiểu chuyện, lỗi của bố mẹ...
"Nhiều người cho đó là lỗi của con trai tôi, là do bố mẹ không dạy bảo được con, nên ông ấy xấu hổ không biết để mặt mũi vào đâu", vợ ông Từ nói.
Bác của tiểu Kiệt bà Dương cũng cho rằng, cái chết của ông Từ là do không chịu được áp lực với những lời khó nghe của mọi người.
Phía chính quyền thị trấn Hỗ Trợ cho biết sẽ cố gắng quan tâm thăm hỏi động viên tình hình gia đình của cậu bé đồng thời cũng sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng tâm lý của cậu bé.
*(Hắc Oa- tên gọi khác của Lộc Triệu Khiêm nhân vật trong tiểu thuyết Bạch Lộc Nguyên của tác giả Trần Trung Thực. Trong truyện, Hắc Oa có tính cách cực kỳ hoang dã, ngỗ ngược, không chịu học hành, lớn lên từng đi làm thổ phỉ).
Theo Feng Ling (Tổ Quốc)