Năm 1922, nhóm của nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh Howard Carter đã tìm thấy lăng mộ của pharaoh Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua. Trong số hơn 5.000 hiện vật được tìm thấy, họ đặc biệt chú ý đến xác ướp pharaoh Tutankhamun.
Theo các chuyên gia, xác ướp pharaoh Tutankhamun được đặt trong 3 lớp quan tài lồng vào nhau. Trong đó, cỗ quan tài trong cùng làm bằng vàng nguyên khối. Tiếp đến, lớp quan tài thứ hai được làm từ gỗ, mạ vàng và có thủy tinh trang trí nhiều màu. Cuối cùng, cỗ quan tài ngoài cùng có kích thước lớn nhất, được làm bằng gỗ và mạ một lớp vàng mỏng ở bên ngoài.
Khi kiểm tra xác ướp nhà vua Tutankhamun nổi tiếng Ai Cập, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều bí mật "động trời". Trong số này, thi hài nhà vua Ai Cập có màu đen. Kết quả phân tích cho thấy người xưa đã dùng dung dịch dầu ướp xác có màu đen bôi khắp xác ướp pharaoh Tutankhamun. Việc làm này đã vô tình gây ra phản ứng cháy phía bên trong quan tài khiến thi hài pharaoh chuyển sang màu đen.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện "của quý" của pharaoh Tutankhamun được dựng thẳng đứng một góc 90 độ. Sau một thời gian nghiên cứu, họ cho rằng, những thợ ướp xác cố tình làm theo di nguyện của pharaoh Tutankhamun. Nhà vua nổi tiếng Ai Cập này làm như vậy vì muốn hóa thân thành thần Osiris và dập tắt một cuộc cách mạng tôn giáo do vua cha khởi xướng.
Lăng mộ pharaoh Seti I được nhà khảo cổ Giovanni Battista Belzoni tìm thấy ở thung lũng các vị vua, Thebes, Ai Cập năm 1817. Với chiều dài khoảng 137m, nơi an nghỉ của nhà vua được trang trí công phu, xa hoa. Tuy nhiên bên trong lăng mộ không có xác ướp nhà vua Seti I.
Thay vào đó, xác ướp pharaoh Seti I được phát hiện trong hầm mộ DB320 ở ở Deir el-Bahri. Ông hoàng này được chôn cất cùng với hơn 50 xác ướp hoàng gia Ai Cập. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người Ai Cập cổ đại đã chuyển xác ướp của vị vua này tới ngôi mộ mới nhằm bảo đảm an toàn trước những kẻ trộm mộ.
Tình trạng xác ướp của pharaoh Seti I không tốt khi phần đầu bị tách ra khỏi phần còn lại của cơ thể. Dù vậy, việc tìm thấy xác ướp của ông giúp các chuyên gia giúp giải mã những bí mật về hoàng gia Ai Cập thời cổ đại, bao gồm tập tục mai táng.
Ramesses II (còn gọi là Ramesses Đại đế) là một trong những pharaoh Ai Cập nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ông trị vì đất nước gần 60 năm và qua đời khi ông khoảng 90 tuổi. Một số giai thoại cho rằng ông hoàng này có hơn 100 người con.
Xác ướp pharaoh Ramesses II được phát hiện tại thung lũng các vị vua năm 1881. Thi thể nhà vua Ai Cập này được đưa đến Paris, Pháp vào năm 1974 để điều trị nhiễm nấm. Theo luật pháp Ai Cập, người chết cũng cần phải có giấy tờ đầy đủ mới được phép "xuất ngoại".
Do đó, xác ướp pharaoh Ramesses II được chính phủ Ai Cập cấp hộ chiếu và trở thành xác ướp đầu tiên nhận đặc quyền này. Không chỉ có ảnh chụp gương mặt của Ramesses II, cuốn hộ chiếu còn có mục khai nghề nghiệp của vị pharaoh Ai Cập cổ đại là "Nhà vua (đã qua đời)".
Vì vậy, khi tới Pháp, xác ướp pharaoh Ramesses II được chào đón với nghi thức dành cho một vị vua. Sau khi hoàn thành quá trình điều trị nhiễm nấm giúp xác ướp nhà vua nguyên vẹn theo thời gian, thi hài Ramesses II được đưa trở về Ai Cập.
Theo Tâm Anh (Kienthuc.net.vn)