Bị kết án tù vì tự ý xây cầu phao giúp dân qua sông

17/09/2024 14:34:56

Bỏ tiền túi ra để xây chiếc cầu phao giúp người dân vùng hẻo lánh, người đàn ông bị chính quyền địa phương phạt hành chính thậm chí cuối cùng tuyên 2 năm tù giam bởi nhiều lần gia cố cây cầu này.

Theo Oddity Central, trước năm 2005, làng Chấn Lâm (Zhenlin), ở tỉnh Cát Lâm, miền Bắc Trung Quốc, là ngôi làng bị cô lập hoàn toàn bởi bốn bề sông nước và người dân địa phương chỉ có thể đi khoảng 70 km mới đến được cây cầu gần nhất.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi một người dân làng tên là Hoàng Đức (Huang Deyi), vốn làm nghề lái phà trên sông, quyết định tự xây một chiếc cầu cho người dân nơi đây.

Bị kết án tù vì tự ý xây cầu phao giúp dân qua sông
Ảnh: Oddity Central.

Cây cầu phao thô sơ được người dân trong làng hoan nghênh nhiệt liệt và mọi người cũng rất vui vẻ trả một khoản phí nhỏ cho ông Hoàng mỗi lần qua cầu, vì nó rẻ hơn nhiều và ít tốn thời gian hơn so với việc lái xe 70 km đến cây cầu gần nhất.

Việc kinh doanh đã rất yên ổn cho đến năm 2014, khi ông Hoàng cùng với 17 người dân làng khác đã cải thiện cây cầu bằng cách hàn thêm 13 chiếc thuyền kim loại để xây dựng một cây cầu treo cố định với tổng chi phí 130.000 nhân dân tệ (450 triệu đồng) giúp cây cầu có thể chịu được những chiếc có tải trọng lớn có thể đi qua. Tuy nhiên, 4 năm năm sau, chính quyền huyệ Thao Nam (Taonan) đã đến gõ cửa và yêu cầu ông Hoàng cùng những người liên quan phải tháo dỡ cây cầu đồng thời cáo buộc ông và gia đình đã kiếm lợi bất hợp pháp từ việc thu phí.

Tuy nhiên, việc phá bỏ cây cầu vẫn không giúp ông Hoàng yên ổn vì vào năm 2019, ông đã bị bắt giữ cùng với nhiều thành viên gia đình với cáo buộc về nhiều tội danh, bao gồm thu tổng cộng 44.000 nhân dân tệ (152 triệu đồng) từ các phương tiện đi qua cầu của ông từ năm 2014 đến năm 2018. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy Hoàng đã thu hơn 52.000 nhân dân tệ (180 triệu đồng) bất hợp pháp tất cả các phương tiện kể từ năm 2005 cho đến ngày bị buộc tháo dơ. Trong bản án sơ thảm, ông bị kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế tại địa phương.

Ông Hoàng Đức sau đó đã nộp đơn kháng cáo và thừa nhận dù cây cầu của ông chưa được chính quyền địa phương cấp phép xây dựng, nhưng lập luận rằng ông chỉ làm điều đó để giúp những người dân trong làng. Còn về việc thu phí, ông tuyên bố rằng cái gọi là lợi nhuận của ông đã bị các công tố viên thổi phồng lên qua mức.

Đơn kháng cáo đầu tiên của ông Hoàng đã bị tòa án bác bỏ vào năm 2021, nhưng ông đã đệ đơn kháng cáo mới lên Tòa án nhân dân cấp cao hơn tại thành phố Bạch Thành vào tháng 6/2023.

Trong đơn, ông nói bản thân đã nhận hình phạt từ bộ phận hành chính địa phương, nhưng điều đó không có nghĩa là hành động của ông đã cấu thành tội phạm; ông chỉ vi phạm luật hành chính.

Hơn nữa, văn bản quy định hành vi của ông là Luật Hành chính, không phải Luật Hình sự, xét từ góc độ yếu tố cấu thành tội gây rối thì ông không cố ý vi phạm. Ông làm cầu treo trên sông, không hề xây dựng rào chắn trên đường để cưỡng chế thu phí.

Thực tế, cầu treo được xây dựng để gia đình ông và dân hai bên bờ sông không phải đi vòng hàng chục km trong thời gian cày cấy vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu, tất cả đều là tự nguyện. Tòa án Thành phố Bạch Thành đang thụ lý đơn kháng cáo.

Bị kết án tù vì tự ý xây cầu phao giúp dân qua sông - 1
Ảnh: Oddity Central.

Theo Nông dân nhật báo (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc), dân làng phản ánh rằng từ khi cầu phao bị phá bỏ vào năm 2018, địa phương vẫn chưa lên phương án xây cầu khác, người dân đi lại vô cùng bất tiện.

Vụ án hiện đang được xem xét lại, nhưng câu chuyện của ông gần đây đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội Trung Quốc , khi một số người cho rằng ông và gia đình đáng bị trừng phạt vì thu phí người dân khi sử dụng cầu nổi xây dựng trái phép, trong khi những người khác lại cho rằng ông chỉ phục vụ người làng của mình khi chính quyền địa phương vẫn không có biện pháp hỗ trợ.

“Sẽ không có chỗ cho gia đình ông Hoàng kiếm lời nếu đã có một cây cầu ở đó”, một người dùng Weibo bình luận.

Một số cư dân mạng Trung Quốc cũng chỉ ra rằng người dân địa phương đã tự nguyện trả phí khi qua cầu, vì nó rẻ hơn và nhanh hơn so với việc đi đến cây cầu gần nhất. Tuy nhiên, những người phản đối lại đặt ra câu hỏi về sự an toàn của cây cầu, khi thắc mắc ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tai nạn.

 

QT (SHTT)

Nổi bật