Avangard bắt đầu sản xuất tên lửa phòng không từ thập niên 1950, khởi đầu là đạn V-300 của tổ hợp S-25 Berkut (NATO định danh: SA-1 Guild). Từ năm 1954, đây là nhà máy chủ lực trong việc chế tạo các loại tên lửa cho hệ thống S-75 (NATO định danh: SA-2 Guideline). Công đoạn chế tạo mạch điện trên các đạn tên lửa phòng không hiện đại được giao cho phụ nữ nhờ sự tỉ mỉ và kiên trì trong quá trình làm việc. |
Các ống thép có vai trò bảo quản đạn, đồng thời là bệ phóng cho tên lửa thuộc họ S-300. Chúng được xử lý hóa học, sau đó sơn màu và chuyển vào khu vực lắp ráp. |
Một quả đạn 48N6DM của tổ hợp S-400 đã hoàn thành việc lắp ráp, sẵn sàng đưa vào trong ống phóng. Mỗi tên lửa có giá từ 1,5 đến hơn 2 triệu USD. |
Chuyên viên nạp dữ liệu của tên lửa vào ống phóng trước khi lắp ráp. Các thông tin này có thể hỗ trợ kỹ thuật viên trong quá trình vận hành và bảo quản tên lửa tại đơn vị. |
Đạn tên lửa sẽ được nạp vào từ phần đuôi, các cánh lái đều được gập lại để tiết kiệm không gian. Sau khi khai hỏa, quả đạn sẽ được động cơ phụ đẩy ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ chính mới khởi động để đẩy tên lửa tới mục tiêu. |
Sau khi lắp ráp, ống phóng sẽ được nạp đầy khí trơ và hàn kín để chống lại các tác động từ môi trường. Một quả đạn tên lửa có thể nằm trong ống phóng 3 năm mà không cần kiểm tra. Sau 10 năm, hệ thống này phải trải qua một lần kiểm tra lớn để nạp lại khí trơ, điều chỉnh môi trường bên trong và đánh giá tình trạng vận hành của tên lửa. |
Các ống phóng đều được dán nhãn và số series. Thông tin trên ống phóng cho thấy đây là tên lửa 48N6DM của tổ hợp S-400, có tầm bắn 250 km, tốc độ 7.285 km/h, khối lượng 1,8 tấn và trang bị đầu đạn nổ mảnh nặng 180 kg. |
Toàn cảnh khu vực lắp ráp tên lửa trong nhà máy Avangard. |
Nhà máy này có thể cho ra đời hàng trăm tên lửa mỗi năm, bảo đảm nguồn cung cho quân đội Nga và các khách hàng trên thế giới. |
Các tổ hợp S-400 tham gia diễn tập bắn đạn thật. |
Theo Tử Quỳnh (VnExpress.net)