Theo bảng xếp hạng của truyền hình Mỹ, đứng sau tăng T-54/55 lần lượt là cỗ tăng huyền thoại M4 Shermam của Mỹ, Merkava của Israel... và tăng T-54/55 chỉ chịu đứng sau tăng Challenger của Anh và một số dòng tăng mới hơn của phương Tây.
Được biết, dù đã ra đời từ hàng chục năm nay nhưng những cỗ tăng T-54/55 do Liên Xô sản xuất vẫn đủ sức mạnh để tác chiến tốt trong chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, để làm được điều đó chúng đã phải trải qua một số nâng cấp nhằm mang lại sức mạnh mới và những cỗ tăng này trong quân đội Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Theo các thông tin được công khai, Việt Nam đã hợp tác cùng với Israel để nâng cấp xe tăng chủ lực của Việt Nam lên tiêu chuẩn T-55M3. Gói nâng cấp này được đánh giá là một sự "cải lão hoàn đồng" cho xe tăng T-54/55. T-55M3 là sự kết hợp giữa các hệ thống điện tử, vũ khí của Israel, Thụy Sỹ và Việt Nam.
Xe tăng mới được bổ sung giáp hộp phản ứng nổ Blazer ERA, có khả năng chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp nổ lõm, súng chống tăng cá nhân họ RPG-7 mà Việt Nam gọi là B41.
Đặc biệt, đã thay thế pháo chính 100mm bằng pháo M68/L7 105mm nòng xoắn của Israel, pháo này có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS sử dụng thanh xuyên. Trang bị súng máy hạng nặng NVS 12,7mm do Việt Nam sản xuất, súng máy đồng trục 7,62mm do Việt Nam sản xuất.
Ngoài ra, xe tăng T-55M3 được bổ sung thêm cối 60mm cho phép tấn công các mục tiêu trên cao mà pháo chính của xe tăng không với tới được. T-55M3 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực do Thụy Sỹ sản xuất.
Máy tính đường đạn thế hệ mới cho phép xe tăng T-55M3 bắn trong khi đang di chuyển, đây là một tính năng mà xe tăng T-54/55 chưa nâng cấp không có được.
Một số nguồn tin cho rằng xe tăng T-55M3 sẽ được trang bị động cơ mới công suất 1.000 mã lực giúp xe cơ động hơn. T-55M3 được đánh giá là một sự “hồi sinh mới” cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 huyền thoại.
Ngoài số lượng khiêm tốn T-55M3 được thực hiện theo chương trình phối hợp với Israel, Việt Nam cũng đã tự chủ nâng cấp lực lượng tặng thiết giáp của mình với trang bị tối tân không kém. Vậy vì sao Việt Nam không mua loạt xe tăng mới suốt hơn 3 thập niên qua mà giữ lực lượng xe tăng T-54/55?
Theo nhận định của nhiều chiến lược gia, ngoài vấn đề ngân sách, có một vấn đề khác còn quan trọng hơn, chính là chiến trường thế giới đã có nhiều thay đổi. Sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng đã khiến xe tăng ngày càng trở nên lép vế trên chiến trường.
Từ chiến trường Iraq năm 2003, đến Libya năm 2011, Syria năm 2013 đều chứng kiến sự thảm bại của xe tăng trước các loại vũ khí chống tăng.
Một chiếc xe tăng siêu hiện đại như Merkava-IV hay một chiếc xe tăng lão làng như T-54/55 khi đối mặt với loại vũ khí chống tăng hiện đại như RPG-29 thì khả năng bị tiêu diệt gần như tương đương nhau. Mặt khác, không-hải chiến mới chính là chiến trường chủ đạo của thế kỷ 21.
Vì vậy, duy trì, nâng cấp lực lượng xe tăng T-54/55 trong khi dành phần lớn ngân sách cho quá trình hiện đại hóa không quân-hải quân là giải pháp khả thi để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, sự toàn vẹn chủ quyền Tổ quốc trong tình hình mới.
Tuy không được đánh giá cao như một số lực lượng khác nhưng vai trò của những cỗ tăng thế hệ mới vẫn không thể thiếu. Và đây chính là nguyên nhân khiến Việt Nam quyết định mua tăng T-90S/SK của Nga.
Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)