Liên quan đến căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Su-24 bị bắn rơi hôm 24/11 và xa hơn là nguy cơ xung đột vũ trang, báo Mỹ National Interest vừa cập nhật 5 vũ khí của Nga có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải ớn lạnh.
1. Su-34 và tên lửa không đối không AA-10/AA-12
Từ năm 2008, bay ném bom Sukhoi-34 của Nga đã thế chân cho máy bay ném bom tiền nhiệm Tu-22M và Su-24. Su-34 đã qua cải tiến và có thêm nhiều tính năng vượt trội, đặc biệt là khả năng đối không rất hiệu quả, hơn hẳn các dòng tiêm kích của Mỹ và phương Tây.
Đặc biệt Su-34 còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, cùng hệ thống ra-đa pha chủ động và tác chiến điện tử hiệu quả cao (ECM).
Su-34 có thể mang được nhiều vũ khí và nhiên liệu vì vậy nó rất thích nghi với môi trường hoạt động rộng, đa dạng và phức tạp. Nga hiện có hơn tám mươi Su-34, trong đó có khoảng 15 đang đồn trú tại Syria.
Việc tăng cường bổ sung thêm số lượng khí tài cho Su-34, cũng như gia tăng quân số Su-34 tại Syria là động thái mới của Nga trong bối cảnh phải giáp mặt với F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Su-34 sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm với Thổ Nhĩ Kỳ một khi được trang bị thêm tên lửa không đối không AA-10/AA-12.
Đặc biệt, tầm hoạt động của AA-10/AA-12 có thể đạt ngưỡng 60 dặm (gần 100 km), trong khi đó tên lửa AIM-120 AMRAAM của Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ chế tạo chỉ đạt 30 dặm (dưới 50 km), vì vậy, Su-34 được xem là nỗi sợ cho phi công Thổ Nhĩ Kỳ nếu không chiến bùng nổ.
Nghe đồn, quân đội Nga tham chiến ở Syria hiện đang sở hữu hệ thống Krasukha-4, có tầm hoạt động trên 300km, vô hiệu cả hệ thống tác chiến điện tử KORAL của Thổ Nhĩ Kỳ bởi nó có tính năng vượt trội hơn.
Krasukha-4 có thể “bịt mắt” các loại máy bay mới nhất của không quân Thổ Nhĩ Kỳ (TuAF) được trang bị hệ thống AWACS, khiến cho việc tác chiến của TuAF ở khu vực phía đông biển Địa Trung Hải và Syria gặp nhiều khó khăn. Chưa hết, hệ thống Krasukha-4 còn làm giảm khả tác chiến của các loại khí tài, vũ khí khác nhắm vào Nga.
3. Tuần dương hạm lớp Slava mang tên lửa dẫn hướng
Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn hướng lớp Slava của Nga được đánh giá có khả năng đối hạm và phòng không cực kỳ hiệu quả.
Nó được trang bị 16 tên lửa dẫn đường chống hạm P-500 Bazalt, 64 tên lửa S-300 PMU Favorite phòng không tầm xa, 2 hệ thống tên lửa không đối không tầm gần OSA-M, hệ thống radar tìm kiếm và theo dõi ba chiều (3D) biến tàu tuần dương lớp Slava trở thành một pháo đài nổi đích thực.
Tuy lợi thế nhưng tuần dượng hạm lớp Slava cũng có những hạn chế nhất định, thiếu hệ thống tác chiến chống ngầm (ASW) nên khả năng chống ngầm không mạnh bằng tàu lớp Gur của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là lý do Nga mới chỉ triển khai duy nhất một chiếc Moskva đến Trung Đông.
4. Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz
Đặc nhiệm Nga (Spetsialnoye Naznachenye hay Special Purpose Forces) là lực lượng biệt kích đặc biệt.
Mới đây, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập đặc nhiệm Spetsnaz, thiếu tướng Oleg Polguev, người đứng đầu tổ chức này cho biết khác với đặc nhiệm NATO, Spetsnaz được tôi luyện trong hoàn cảnh nghiệt, được đào tạo tốt và có thể sử dụng hầu hết các loại vũ khí do nước ngoài sản xuất, có khả năng tác chiến độc lập, kể cả trong tình huống giáp lá cà, cận chiến tay không…
Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz Nga là mối nguy hiểm đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là trong bối cảnh hỗn độn khi cuộc chiến giữa các nhóm quân sự thuộc Đảng lao động người Kurdi (PKK) ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, làn sóng người tị nạn Syria gia tăng. Đây là điều kiện hậu thuẫn giúp đặc nhiệm Nga dễ bề tác nghiệp.
5. Khả năng tác chiến mạng, tác chiến tâm lý của Nga
Trong các khủng hoảng quốc tế diễn ra gần đây một khi có Nga tham gia, kẻ thù của Moscow đã phải chịu các cuộc tấn công không gian mạng rộng lớn.
Năng lực tâm lý chiến của Nga cũng rất đáng nể, tận dụng tối đa phương tuyện truyền thông, xúi giục, kích động quần chúng, và khả năng làm nhụt ý chí quân thù.
Điều này rất lợi hại đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là trong bối cảnh nhà nưới Hồi Giáo tự xưng (IS) đang áp dụng những chính sách chia rẽ tôn giáo, mị dân và hà khắc như hiện nay.
Đây là mặt trận vô hình, không tiếng súng, rất lợi hại mà Thổ Nhĩ Kỳ phải cẩn thận một khi xung đột với Nga gia tăng.
Theo Khắc Nam (Đất Việt)